|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Brexit và 'tối hậu thư' cho nước Anh

07:06 | 23/03/2019
Chia sẻ
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo Anh rằng họ chỉ còn một cơ hội cuối cùng để rời khỏi khối sau khi đồng ý trì hoãn Brexit
Brexit và tối hậu thư cho nước Anh - Ảnh 1.

EU và Anh nhất trí lùi thời điểm Brexit tới ngày 22/5

Theo đó, lãnh đạo 27 nước còn lại của EU sẽ mở rộng Điều 50 (của Hiệp ước Lisbon) về quá trình rút khỏi liên minh của Anh đến ngày 22/5 nếu các nhà lập pháp ủng hộ thỏa thuận của Thủ tướng Anh Theresa May vào tuần tới.

Tuy nhiên nếu Quốc hội Anh tiếp tục bỏ phiếu chống lại thỏa thuận lần này của bà May, Brexit sẽ diễn ra vào 12/4, trừ khi Anh quyết định tham gia cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm nay.

"Đây có lẽ là cơ hội cuối cùng để nước Anh chuẩn bị tốt cho những điều họ muốn trong tương lai", Thủ tướng Bỉ, Charles Michel tuyên bố trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh EU bị lu mờ bởi các cuộc đàm phán về sự ra đi của Anh.

Trước đó, các nhà lãnh đạo EU đã dành bảy giờ để thảo luận về một loạt các lựa chọn liên quan đến Brexit, họ rất háo hức tiến hành quá trình này. Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã nói với các phóng viên, "chúng tôi đều đã sẵn sàng để tiến hành Brexit".

Ông cũng đưa ra nhận định bà May chỉ có 10% cơ hội giành được sự đồng thuận của Quốc hội Anh. Mặc dù vậy, sau khi nghe Thủ tướng Anh phát biểu vào thứ Năm vừa qua, ông đã cắt giảm ước tính của mình xuống chỉ còn 5%.

Về phần mình, bà May, người đã yêu cầu có thể trì hoãn sự ra đi của Anh cho đến ngày 30 tháng 6, cho biết các nhà lập pháp Anh cần phải có sự lựa chọn rõ ràng. Họ có thể ủng hộ thỏa thuận Brexit của cô, đưa ra kết quả trưng cầu dân ý và rời khỏi EU một cách "có trật tự" hoặc đối mặt với triển vọng phải ứng cử viên trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới.

Nói chuyện với các phóng viên, bà May cho biết bà vẫn tin tưởng rằng Anh cuối cùng sẽ hoàn toàn rời khỏi EU.

"Chúng tôi sẽ rời Liên minh châu Âu và tôi hoàn toàn tin tưởng sẽ tốt hơn cho Vương quốc Anh nếu chúng ta có thể rời đi với một thỏa thuận được đàm phán. Chúng ta đang ở thời điểm quyết định. Tôi sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng sau khi rời khỏi EU, nước Anh vẫn sẽ tiếp tục tiến lên phía trước", bà cho biết.

Brexit và tối hậu thư cho nước Anh - Ảnh 2.

Bà Theresa May và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker vào tháng 2/2019

Giờ đây EU đã đá “quả bóng” về phía nước Anh. Hiện Anh chỉ có thể lựa chọn một trong những khả năng sau: tiếp tục tìm kiếm sự chấp thuận của Hạ viện Anh trong cuộc bỏ phiếu cho "thỏa thuận ly dị", nước Anh ra đi không thỏa thuận, khả năng trì hoãn dài hạn Brexit hay có thể là Anh từ bỏ Brexit.

Tính cho đến thời điểm hiện tại, nếu các nghị sĩ Anh từ chối thỏa thuận của bà May, Vương quốc Anh vẫn có thể rời đi mà không có thỏa thuận vào ngày 12 tháng 4 hoặc sẽ có các tùy chọn khác. Đảng Lao động đối lập sẽ cần sự hỗ trợ của một số đảng có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm nhằm hạ bệ chính phủ của bà May để giành quyền trì hoãn Brexit vô điều kiện.

Trong khi Vương quốc Anh không thể trì hoãn Brexit nếu không có sự đồng ý của các nhà lãnh đạo EU, công chúng Anh đang thúc đẩy chính phủ thu hồi - hoặc hủy bỏ - Điều 50 như một cách để ngăn Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận.

Cuộc trưng cầu dân ý để rời EU thực sự có thể là một sai lầm. Nhưng từ chối thực hiện kết quả của sẽ là một thảm họa kinh tế và chính trị lâu dài. Giới quan sát cho rằng, bà May nên sử dụng phần thời gian được gia hạn để suy nghĩ về sự lựa chọn mới, tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai. Người dân Anh chắc chắn đã rũ bỏ nhiều ảo tưởng so với lần trưng cầu dân ý năm 2016-sẽ dễ dàng rời khỏi EU và vẫn giữ được hầu hết các lợi ích.

Chuyên gia khảo sát ý kiến John Curtice cho rằng, dù khả năng tiến hành lại cuộc trưng cầu ý dân đã bị Chính phủ Anh nhiều lần bác bỏ, nhưng nếu được triển khai, tỷ lệ ủng hộ Anh ở lại EU có thể lên đến 54%.

Một cuộc trưng cầu dân ý lần hai sẽ mang nhiều rủi ro chính trị. Nhưng một Brexit không thỏa thuận sẽ đầu độc mối quan hệ giữa Anh và các đối tác kinh tế, tàn phá tầm ảnh hưởng của đất nước trên thế giới và gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Nếu nội bộ nước Anh không giải quyết bất đồng trong quan điểm "đi hay ở", họ sẽ đẩy đất nước này vào tình trạng bị tổn thương. Với tình cảnh này, khi nước Anh càng cố tìm lối thoát lại càng bị chìm sâu vào các cuộc tranh cãi không nhân nhượng, kéo dài lê thê và tiếp tục thử thách lòng kiên nhẫn của các nhà lãnh đạo châu Âu.

Bà May cần phải bắt đầu từ lợi ích của đất nước. Nhưng thay vào đó, bà đã không làm như vậy, thậm chí bà chấp nhận mạo hiểm với "canh bạc" này. Nếu kết quả là Brexit không có thỏa thuận, bà May khó có thể được nước Anh tha thứ.

Thị trường ngoại hối hôm nay (22/3): Bảng Anh phục hồi trong khi tương lai Brexit Thị trường ngoại hối hôm nay (22/3): Bảng Anh phục hồi trong khi tương lai Brexit 'mờ mịt' 1.300 tỷ USD và 7.000 công việc tài chính có thể rời Anh vì Brexit1.300 tỷ USD và 7.000 công việc tài chính có thể rời Anh vì Brexit Thủ tướng Anh Theresa May đưa ra tuyên bố ngắn về BrexitThủ tướng Anh Theresa May đưa ra tuyên bố ngắn về Brexit

Cẩm Anh