|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Brexit - Lời từ biệt với ngôi vị trung tâm tài chính của London

15:21 | 13/05/2017
Chia sẻ
Thủ đô London của Anh vẫn luôn được biết đến là trung tâm tài chính của thế giới, đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch tài chính trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự kiện Brexit sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện hiện tại và có thể London sẽ phải nhường lại danh hiệu này cho một thành phố khác như Frankfurt (Đức) hay Paris (Pháp).
brexit loi tu biet voi ngoi vi trung tam tai chinh cua london

Hàng thế kỷ qua, London luôn đóng vai trò như một động mạch quan trọng cho việc lưu thông dòng tiền trên thế giới. Từ trung tâm Canary Wharf đến thành phố của London, nơi đây đã là một trong những thành phố tập trung nhiều công ty tài chính nhất thế giới. Nhưng phần lớn lĩnh vực ngân hàng của London phụ thuộc vào việc Anh là thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Vì vậy, việc Anh chuẩn bị rời khỏi khối liên minh sẽ gây ra mối đe dọa cho danh hiệu trung tâm tài chính hàng đầu thế giới của thành phố này.

Anh - Trung tâm tài chính quốc tế

Gần 1/5 các giao dịch ngân hàng trên thế giới được thực hiện thông qua các trụ sở ở Anh, với hầu hết các giao dịch được thực hiện ở London.

brexit loi tu biet voi ngoi vi trung tam tai chinh cua london

Số liệu được tổng hợp từ các công ty tài chính ở mỗi quốc gia vào quý III năm 2016. Riêng số liệu của Mỹ được tập hợp vào cuối năm 2016. (Nguồn: Nytimes)

London - Thủ đô mang nhiều đặc tính quốc tế

Trong khi, thành phố New York phần lớn tập trung vào thị trường Mỹ, London chú trọng vào toàn thế giới nhiều hơn, phục vụ khách hàng toàn cầu từ các nhà quản lý tiền tệ Pháp đến hoàng tử của Arab Saudi, đến tỷ phú Trung Quốc.

brexit loi tu biet voi ngoi vi trung tam tai chinh cua london

Ngân hàng là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế London

Nhiều ngành kinh doanh của London hợp tác với châu Âu, các thỏa thuận mà có thể bị cho là không hợp pháp sau khi Brexit kết thúc.

brexit loi tu biet voi ngoi vi trung tam tai chinh cua london

Lưu ý: * Thụy Sĩ không là thành viên của EU nhưng tuân theo nhiều quy định ngân hàng của EU. + Vùng tự trị của Anh. Luxembourg và Cyprus không được đề cập đến trong phần “Đóng góp vào GDP quốc gia của các ngân hàng xuyên biên giới” vì nền kinh tế của hai nước này khá nhỏ, nên phần trăm đóng góp vào GDP không thể so sánh được với quốc gia khác. (Nguồn: Nytimes)

Brexit mang rủi ro đến cho việc làm của nước Anh

Ước tính (nhiều nhất) 80.000 các vị trí tài chính ở Anh có thể bị di dời trong vòng 2 năm tới.

brexit loi tu biet voi ngoi vi trung tam tai chinh cua london

Lyly Cao