|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Brazil chưa áp dụng chống bán phá giá với ống thép nhập từ Việt Nam, Malaysia và Thái Lan

21:15 | 03/11/2017
Chia sẻ
Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Brazil cho biết bằng chứng kết luận về thiệt hại chưa đầy đủ nên Bộ sẽ tiếp tục điều tra xem xét biện pháp chống bán phá giá với ống thép nhập từ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
braxin chua ap dung chong ban pha gia voi ong thep nhap tu viet nam malaysia va thai lan
Brazil chưa áp dụng chống bán phá giá với ống thép nhập khẩu từ Việt Nam, Malaysia và Thái Lan (Ảnh minh hoạ)

Theo tin từ Bộ Công thương, căn cứ vào báo cáo Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Brazil cho biết nước này quyết định chưa áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Nguyên nhân là bằng chứng mối liên hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng hóa liên quan và thiệt hại đáng kể gây ra cho ngành sản xuất nội địa Brazil chưa đầy đủ. Do đó, Bộ này quyết định sẽ tiếp tục tiến hành điều tra để xem xét về mối quan hệ nhân quả này.

Cũng trong thông báo, trong vụ việc, Cơ quan điều tra Brazil sử dụng Thái Lan là nước tham chiếu để tính toán giá trị thông thường cho Việt Nam. Các nhà xuất khẩu được khuyến nghị đưa ra ý kiến về việc lựa chọn nước tham chiếu.

Trước đó, ngày 24/4/2017, Cơ quan điều tra Brazil đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm ống thép (Welded Steel Pipes and Tubes) nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

braxin chua ap dung chong ban pha gia voi ong thep nhap tu viet nam malaysia va thai lan Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép cuộn từ 7 quốc gia

Ngày 25/10, Mỹ đã áp đặt thuế chống bán phá giá với mức dao động từ 2,8 đến 147,6% đối với sản phẩm thép cuộn ...

Hoàng Kiều

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.