|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Từ 2016 đến nay đã truy thu hoàn hơn 4.300 tỷ đồng chuyển giá

11:12 | 16/11/2017
Chia sẻ
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, năm 2016, Bộ đã thanh tra, kiểm tra 1.406 cuộc với doanh nghiệp FDI, truy thu truy hoàn 1.310 tỷ đồng chuyển giá. Năm 2017, bộ đã thanh tra 1.288 doanh nghiệp, tổng số truy thu truy hoàn hơn 3.000 tỷ đồng.

Sáng nay (ngày 16/11), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã "mở màn" phiên đăng đàn trả lời chất vấn của các cử tri.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời về các vấn đề: công tác quản lý thuế (giải quyết nợ đọng thuế; thanh tra, kiểm tra; chống thất thu thuế, chuyển giá); các vấn đề của hải quan đảm bảo nền tài chính an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng còn phải giải trình trước Quốc hội về câu chuyện nợ công tăng cao và đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý an toàn, hiệu quả.

Liên quan tới vấn đề trốn thuế, chuyển giá, đại biểu Vũ Thị Thủy (Hải Dương) đặt câu hỏi: “Tình trạng chuyển giá của doanh nghiệp có chiều hướng gia tăng, với chức năng được giao, Bộ có giải pháp gì khắc phục?”.

bo truong dinh tien dung tu 2016 den nay da truy thu hoan hon 4300 ty dong chuyen gia
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũn trả lời chất vấn của các cử tri. Ảnh: Quochoi.vn.

Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Tài chính thừa nhận chuyển giá hiện là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội thời gian qua. Năm 1995 Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn kiểm soát việc chuyển giá. Các chính sách, điều luật về chuyển giá cũng đang được Bộ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thời gian gần đây. Năm 2017, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 20 về quản lý thuế với doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết và ban hành thông tư, dựa trên kinh nghiệm của OECD.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, năm 2016 Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra 1.406 cuộc với doanh nghiệp FDI, truy thu truy hoàn 1.310 tỷ đồng. Tổng số giảm lỗ 1.983 tỷ đồng, giảm khấu trừ hơn 3 tỷ đồng.

Riêng năm 2017, bộ đã thanh tra 1.288 doanh nghiệp, tổng số truy thu truy hoàn hơn 3.000 tỷ đồng.

Như vậy, theo bộ trưởng Dũng, từ năm 2016 đến nay, bộ đã truy thu hoàn hơn 4.310 tỷ đồng tiền chuyển giá.

“Thời gian tới bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành để triển khai thanh tra đồng bộ”, bộ trưởng Dũng nói.

Cũng theo Bộ trưởng Dũng, trang thiết bị máy móc giá rẻ, kê khai giá cao, đưa vào sau này trích khấu hao cũng là một chiêu để chuyển giá của doanh nghiệp FDI.

bo truong dinh tien dung tu 2016 den nay da truy thu hoan hon 4300 ty dong chuyen gia
Theo Bộ trưởng Dũng, trang thiết bị máy móc giá rẻ, kê khai giá cao, đưa vào sau này trích khấu hao cũng là một chiêu để chuyển giá của doanh nghiệp FDI.

Trả lời các câu hỏi chất vấn về vấn đề nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận, nợ công đang tăng nhanh và áp lực trả nợ đang rất lớn là đúng.

Theo bộ trưởng Dũng, Bộ Tài chính đã có nghị quyết về tái cơ cấu ngân sách và đảm bảo an toàn nợ công bền vững, trình Quốc hội ban hành NQ25 về kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm, theo đó, giới hạn các chỉ tiêu an toàn nợ công (trần không quá 65%; nợ nước ngoài không quá 50%). Thời gian vừa qua đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ công. Hiện Quốc hội đang thảo luận và sẽ thông qua Luật nợ công sửa đổi.

Nhìn chung cần tiếp tục kiểm soát nợ công nhưng bước đầu các phương pháp đang triển khai đúng. Vừa qua, đã từng bước kiểm soát chặt chẽ nợ công, bước đầu cơ cấu lại và kiểm soát tương đối có kết quả. Các chỉ tiêu nợ công vẫn trong giới hạn cho phép. Thực hiện kéo dài được kỳ hạn trái phiếu. Nếu 2011 kỳ hạn phát hành là 3,9 năm thì 2016 là 5 năm trở lên. 10 tháng đầu năm, kỳ hạn phát hành lên 12,57 năm.

Lãi suất cũng theo hướng giảm dần. Nếu 2011 phát hành 12,01% một năm thì nay còn 6,04% một năm. Danh mục nợ, cuối tháng 10, danh mục trái phiếu còn lại kỳ hạn 6,7 năm.

Thời gian qua sau cơ cấu lại, tỷ lệ trái phiếu Chính phủ và nợ trong nước còn gần 61%. Nợ nước ngoài trên 39%. Sau 2017, nợ trong nước tăng lên, lãi suất giảm xuống, kỳ hạn dài ra.

Bộ trưởng Dũng cũng cho biết, cơ cấu nợ trái phiếu Chính phủ đang thay đổi lớn. Năm ngoái, 78% là của ngân hàng thương mại, năm nay là 54% nhờ phát triển mạng lưới thông qua quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ đầu tư.

Theo Bộ trưởng Dũng, từ ngày 1/7/2017, Việt Nam đã "tốt nghiệp" vay ODA, thời gian tới vay WB thì chủ yếu vay ưu đãi. Lúc này cần tập trung xây dựng vốn vay cho các dự án quan trọng.

Ông Dũng cho rằng, để quản lý nợ công, cần xác định rõ mức bội chi ngân sách và lộ trình cắt giảm bội chi. Năm nay bội chi 3,5%. 2018 kế hoạch là 3,8%. 2019 xuống 3,6% và 2020 kế hoạch xuống 3%.

“Chúng ta sẽ tiếp tục siết chặt bảo lãnh Chính phủ. Năm ngoái gần như Chính phủ không bảo lãnh thêm dự án nào, đặc biệt là dự án của doanh nghiệp. Có giải ngân các dự án đã bảo lãnh (trước). Hai ngân hàng chính sách, chỉ bảo lãnh cho phát hành ngang bằng số trả nợ, không phát hành số dư tăng thêm”, Bộ trưởng Dũng nói.

Theo ông Dũng, một trong các giải pháp là có nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm nên trong điều hành cần kiên quyết nghị quyết này, đặc biệt các chỉ tiêu về bội chi liên quan nợ công.

“Việc giải ngân vốn ODA vay ưu đãi, hiện cũng đang kiên quyết trong giới hạn Quốc hội thông qua. Đúng là có vấn đề phát sinh nhưng đến năm nay là năm thứ 2 và năm thứ 3 (2018) vẫn trong kế hoạch 300.000 tỷ đồng theo số Quốc hội đã thông qua. Một việc nữa là chú ý cân đối trả nợ đúng hạn”, ông Dũng nói.

bo truong dinh tien dung tu 2016 den nay da truy thu hoan hon 4300 ty dong chuyen gia Thực hư chuyện 'Việt Nam thất thu 170 tỷ USD từ khối FDI chuyển giá'

170 tỷ USD là tổng số thất thu mỗi năm của các quốc gia đang phát triển (bao gồm cả Việt Nam), do các tổ ...

Khánh Hà

Giá vàng tăng nóng, chuyên gia cảnh báo rủi ro kép khi mua vàng giá cao
Giới chuyên gia cho rằng việc mua vàng thời điểm này “cực kỳ rủi ro” vì nhà nước sẽ có nhiều biện pháp kéo giá vàng trong nước gần hơn với thế giới. Vì thế, lúc đó, ai mua giá cao sẽ chịu thiệt hại kép từ chênh lệch mua - bán (khoảng 2 triệu đồng/lượng) và việc NHNN có biện pháp can thiệp để hạ nhiệt giá.