|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ trưởng Công Thương: Không thể phát triển ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái

16:49 | 03/03/2024
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng nếu phát triển mạnh điện mặt trời áp mái trong khi không điều tiết được, không có được nguồn điện nền đủ bảo đảm huy động ổn định hệ thống điện thì đây sẽ trở thành một thách thức lớn.

Tại cuộc gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu sáng 3/3 của thường trực Chính phủ, đại diệnPetrolimex đã kiến nghị Chính phủ sớm xây dựng, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển điện mặt trời áp mái, tự sản, tự tiêu. Đồng thời, ban hành các quy chuẩn, quy định đồng bộ với thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy trên cả nước với dự án lắp đặt điện mặt trời áp mái trên hệ thống kho, cảng xăng dầu.

Đây là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp không riêng Petrolimex chờ mong do từ cuối năm 2020 đến nayViệt Nam "trống" cơ chế để lắp điện mặt trời áp mái trong khi bản thân doanh nghiệp có nhu cầu, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải làm lén, tự phát. 

Trao đổi nhanh về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết hiện nay tổng nguồn điện của quốc gia đến năm 2030 đã được xác định rất rõ, trong đó cơ cấu nguồn điện được phân bổ rõ.

"Nếu bây giờ chúng ta phát triển mạnh điện mặt trời áp mái trong khi không điều tiết được, không có được nguồn điện nền đủ bảo đảm huy động ổn định hệ thống điện thì đây sẽ trở thành một thách thức. Và có thể nói là các quốc gia trên thế giới kể cả những quốc gia phát triển cũng không thể phát triển một các ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái", Bộ trưởng cho hay.

 Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. (Ảnh: VGP).

Đại diện Bộ Công thương nhấn mạnh thêm rằng nếu điện áp mái mà không có lưới, không lệ thuộc vào hệ thống điện quốc gia, không sử dụng vào nguồn điện nguồn quốc gia thì đó là bình thường, nhưng nếu vừa sử dụng nguồn điện quốc gia, vừa khai thác, phát triển điện áp mái thì đó là một thách thức không hề nhỏ đối với an ninh năng lượng điện của mỗi quốc gia.

Cơ chếnhiều doanh nghiệp điện mặt trời lẫn các doanh nghiệp sản xuất đều cho biết rất "nóng ruột" khi vẫn chưa có quy định cụ thể kể từ khi cơ chế khuyến khích hết hiệu lực từ năm 2020.

Cũng tại sự kiện này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã kiến nghị với trung ương và chính phủ nhiều vấn đề giúp phát huy tốt hơn vai trò của các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ nhất, sớm xem xét, phê duyệt quy hoạch vùng và quy hoạch các địa phương còn lại, cũng như phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực năng ượng và khoáng sản, cũng như các chiến lược vùng quốc gia, tạo cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, đồng thời thông qua những quy hoạch này sẽ tạo ra những động lực, những dư địa mới cho các tập đoàn, tổng công ty và các địa phương phát triển.

Thứ hai, kiến nghị Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cho một số lĩnh vực như điện khí, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời áp mái, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất chíp và chất bán dẫn, sản xuất, điều chế hydrogen, amoniac xanh.

Thứ ba, kiến nghị Chính phủ hoàn thiện thể chế phát triển doanh nghiệp nhà nước, cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, sửa đổi Nghị định 10 (năm 2019) và các quy định về phân cấp, phân quyền, trao quyền tự chủ cho các tập đoàn, tổng công ty.

Có cơ chế đặt hàng, giao các tập đoàn, tổng công ty có năng lực, kinh nghiệm, triển khai các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư vào những lĩnh vực và địa bàn nhạy cảm như khai thác dầu khí, điện gió ngoài khơi…

Theo Bộ trưởng, rất cần đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hệ mục tiêu thay về hệ giải pháp như hiện nay. Tăng nhiều quyền tự chủ cho doanh nghiệp, đồng thời cần có chiến lược để xây dựng, nuôi dưỡng phát triển các thương hiệu quốc gia, làm động lực và đầu kéo cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

Thứ tư, hoàn thiện chính sách cho các doanh nghiệp trong việc hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Cuối cùng, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm nguồn lực, nguyên vật liệu, giải phóng mặt bằng để các doanh nghiệp nhà nước triển khai hiệu quả các dự án đầu tư.

H.T