|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ GTVT 'đội sổ' trong bảng xếp hạng cải cách hành chính

21:35 | 24/05/2019
Chia sẻ
Chiều 24/5, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình - Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các bộ, cơ quan ngang bộ (PAR INDEX) và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2018.
Bộ GTVT đội sổ trong bảng xếp hạng cải cách hành chính - Ảnh 1.

2 bộ chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính và chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ hành chính năm 2018 được đồng thời công bố

Về chỉ số PAR INDEX, với khối các Bộ, ngành, kết quả chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2018 chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất đạt kết quả trên 80% gồm 14 bộ, cơ quan ngang bộ như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ… Nhóm thứ 2 đạt kết quả chỉ số CCHC từ trên 70% đến dưới 80% gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải.

Giá trị trung bình chỉ số CCHC của 18 bộ, cơ quan ngang bộ đạt 82.68% và năm 2018 không có bộ nào dưới 70%.

Đứng đầu là Ngân hàng Nhà nước với 90.57%, tuy nhiên điểm số lại giảm so với năm 2017 là 1.79%. Trong khi đó, đứng cuối bảng là Bộ Giao thông Vận tải với 75.13%.

Các con số thống kê cho thấy, năm 2018 có 15 đơn vị tăng điểm so với năm 2017, trong đó, Bộ Kế hoạch – Đầu tư là đơn vị tăng điểm mạnh nhất với 8.11% để đạt số điểm 80.72%, song thứ hạng của Bộ Kế hoạch – Đầu tư cũng chỉ ở vị trí số 14/18.

Theo kết quả được công bố, cải cách thủ tục hành chính dù tăng điểm số đáng kể từ 76.30 năm 2017 lên 81.78 năm 2018. Tuy nhiên, kết quả xác định chỉ số CCHC năm 2018 cho thấy các bộ còn nhiều tồn tại, hạn chế như trong công bố công khai thủ tục hành chính và tỷ lệ TTHC được giải quyết đúng hạn theo quy định. Tỷ lệ điểm số đánh giá tác động của cải cách TTHC  qua điều tra xã hội học tiếp tục không cao. Tỷ lệ điểm số trung bình mà các bộ nhận được qua điều tra xã hội học ở mức 70.91%.

Các bộ, cơ quan ngang bộ cũng còn tồn tại trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Vẫn còn một số đơn vị không đạt điểm số của tiêu chí “cung cấp dịch vụ công trực tuyến” hoặc “thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích”.

Với khối các tỉnh thành địa phương, kết quả bảng xếp hạng cải cách hành chính năm nay thể hiện, Quảng Ninh tiếp tục giữ vững ngôi vị quán quân với chỉ số đạt 89.06%, cao hơn 5.08% với với đơn vị đứng thứ 2 là TP.Hà Nội.

Đồng Tháp vươn lên thứ 3 với với 83.71%, tăng 1.8% so với năm năm 2017.

Trong khi đó, Phú Yên là địa phương xếp cuối bảng với chỉ số 69.53%. Khá hơn một chút là Kom Tum (69.57%) và Trà Vinh (69.85%).

Phân tích giá trị trung bình của 7 chỉ số thành phần giữa năm 2017 và 2018 cho thấy có 4 chỉ số tăng là công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính (tăng 0.94%); hiện đại hoá hành chính tăng 8.26%; xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ công chức viên chức tăng 5.32%; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật của tỉnh tăng 0.22%.

Ngược lại, có 3 chỉ số giảm giá trị trung bình, gồm: Cải cách thủ tục hành chính (1.3%); cải cách tổ chức bộ máy (2.34%) và cải cách tài chính công (2.58%).

Theo kết quả đánh giá năm 2018, chỉ số thành phần cải cách thủ tục hành chính đạt giá trị trung bình 84.79% - cao nhất trong 7 lĩnh vực đánh giá. Trong khi chỉ số hiện đại hoá hành chính có năm thứ 3 liên tiếp đạt giá trị trung bình thấp nhất với 70.38%, dù vậy, chỉ số này đã cải thiện rõ rệt năm qua khi tăng 8.26% so với năm 2017 và tăng tới 33.27% so với năm 2016.

Với chỉ số SIPAS, Ban chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, theo điều tra, 83% người dân, tổ chức hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính trong cả nước. Tỉnh có chỉ số hài lòng cao nhất là 98%, thấp nhất là 70%.

Tuy nhiên, một nửa số địa phương có chỉ số hài lòng dưới 80%, thấp hơn mục tiêu tối thiểu đặt ra năm 2020. Chỉ số không hài lòng của người dân về phục vụ hành chính tăng hơn năm trước. 20% số người được hỏi trong cả nước phải đi lại nhiều lần làm thủ tục, 5% bị trễ hẹn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, đất đai và ở Hà Nội, TPHCM.

Thực trạng công chức phiền hà, sách nhiễu, gợi ý người dân, tổ chức nộp thêm tiền ngoài quy định diễn ra ở hầu hết địa phương.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

P. Thảo

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.