|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ Công Thương: Xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn

18:07 | 24/05/2021
Chia sẻ
Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tăng chậm lại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, cơ quan này cho rằng Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hạt tiêu tiềm năng lớn mà doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác.

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam,  xuất khẩu tiêu Việt Nam sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái xuống khoảng 19.000 tấn. Mặc dù vậy, xuất khẩu tiêu sang thị trường vẫn đang ghi nhận tăng trưởng từ đầu năm đến nay.

Bộ Công Thương: Xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn - Ảnh 1.

Diễn biến xuất khẩu tiêu trong 4 tháng đầu năm 2021. (Số liệu: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tổng hợp: H.Mĩ)

Tuy nhiên, mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tăng chậm lại trong ngắn hạn. 

Trung Quốc vẫn nhập khẩu cầm chừng sau khi giá hạt tiêu tăng "nóng" thời điểm quý I. Cụ thể, quý I, giá hạt tiêu trong nước biến động theo xu hướng tăng, từ 53.000 đồng/kg tháng 1/2021, tăng lên mức 55.000 đồng/kg tháng 2/2021; sau đó tăng mạnh trong tháng 3/2021, ghi nhận mức cao nhất 79.500 đồng/kg (ngày 19/3/3021).

Cục Xuất nhập khẩu cho biết về dài hạn, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hạt tiêu tiềm năng lớn mà doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác. 

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động thông quan hàng hóa chậm, thì các nước có chung đường biên giới, đất liền càng phát huy lợi thế.

Năm 2020, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc đạt 65,3 triệu USD, tăng 53,2% so với năm 2019. Trong đó, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 17,6 triệu USD, tăng 99,0%.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 27% trong tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với 20,79% trong năm 2019.

H.Mĩ

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.