Bộ Công Thương xây dựng lộ trình cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh
Trong đó, bám sát vào các nguyên tắc lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ thực hiện chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa những quy định không cần thiết, không hợp lý trong các văn bản hiện hành. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; bảo đảm tính công khai, minh bạch.
Mặt khác, thông qua việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, Bộ Công Thương cũng đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước và các cấp trong việc thực hiện cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cùng đó, xem xét đẩy mạnh việc phân cấp quản lý theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương cho biết thêm, giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Công Thương tập trung rà soát và xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ; thống kê, cập nhật dữ liệu và tính chi phí tuân thủ các quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Ngoài ra, Bộ sẽ tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện các dữ liệu quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trên hệ thống phần mềm thống kê, rà soát của Chính phủ.
Cùng với đó, tiếp tục cập nhật bổ sung, hoàn thiện các dữ liệu quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh khi có thay đổi. Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, để việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh tiếp tục mang lại hiệu quả thực chất cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương mong muốn các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp tăng cường thống kê, lượng hóa hiệu quả của việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh gửi về Bộ Công Thương để tổng hợp.
Đồng thời, kiến nghị điều chỉnh chính sách, nhất là các quy định gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch.
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, trước năm 2016, ngành có khoảng 1.216 điều kiện kinh doanh. Bước vào nhiệm kỳ 2016-2020, Bộ Công Thương đã nghiêm túc, quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như góp phần hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp thông qua việc thúc đẩy cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, bất cập và trở ngại cho doanh nghiệp.
Theo đó, năm 2017, 2018, Bộ Công Thương đã cắt giảm, đơn giản hóa 675 điều kiện kinh doanh trên tổng số 1.216 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, chiếm tỷ lệ 55,5%.
Năm 2019, 2020, có thêm 205 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương được cắt giảm. Trong số các điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa, nhiều điều kiện có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như điện, ôtô, xăng dầu, gas, an toàn thực phẩm.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/