|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA

10:44 | 25/07/2024
Chia sẻ
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo 2 “Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa Chính phủ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (AKFTA)”.

 

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

 

Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa Chính phủ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức cấp C/O; Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Theo dự thảo thông tư, hàng hóa có xuất xứ là hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ.

Cụ thể, xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng Điều 7 hoặc Điều 8 hoặc Điều 9 hoặc Điều 10 Thông tư này.

Ngoại trừ quy định tại Điều 10 Thông tư này, điều kiện để hàng hóa đạt xuất xứ theo quy định tại Thông tư này phải được thực hiện không bị gián đoạn tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 của Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên trong các trường hợp cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái hoặc thu lượm sau khi trồng tại nước thành viên đó; động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó; các sản phẩm chế biến từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này; Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành viên đó.

 

Uyên Hương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.