|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Công Thương: 'Kiên quyết không cấp vốn cho các dự án thua lỗ'

21:30 | 22/10/2017
Chia sẻ
Nhà nước kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả. Đồng thời, kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp.
bo cong thuong kien quyet khong cap von cho cac du an thua lo
Nhà máy Đình Vũ bỏ hoang. Ảnh TL.

Đây là quan điểm xử lý các doanh nghiệp nhà nước gây thua lỗ trong báo cáo gửi đến các vị đại biểu Quốc hội về kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cam kết tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ những sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan, xử lý nghiêm minh và sớm hoàn tất các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.

“Không để tái diễn những yếu kém, khuyết điểm trong quá trình quản lý điều hành đối với doanh nghiệp nhà nước như thời gian qua”, ông cam kết.

Đến năm 2020 hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp. Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.

Văn bản của Bộ trưởng gửi tới các đại biểu trong bối cảnh tại kỳ họp thứ 2 cuối năm 2016, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại, khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành công thương.

Báo cáo của ông Tuấn Anh cho biết, trong số 12 dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả có 6 nhà máy đang được vận hành sản xuất, kinh doanh, gồm 4 nhà máy sản xuất phân bón; DQS và Nhà máy thép Việt Trung. Ba dự án đang bị dừng thi công do chi phí tăng cao và thiếu vốn là dự án sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam. Ba nhà máy đang bị dừng sản xuất do giá thành cao, thua lỗ lớn là Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước, Nhà máy sản xuất sơ sợi Đình Vũ (PVTex).

Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án, nhà máy nêu trên là 43.673,63 tỉ đồng, sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên 63.610,96 tỉ đồng (tăng 45,65%). Trong đó vốn chủ sở hữu là 14.350,04 tỉ đồng, chiếm 22,56%; vốn vay là 47.451,24 tỉ đồng, chiếm 74,6%, còn lại 2,84% là từ các nguồn khác.

Trong tổng số vốn vay thì vốn vay các ngân hàng trong nước 41.801,24 tỉ đồng, trong đó vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là 16.858,63 tỉ đồng và vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ là 6.617,24 tỉ đồng.

Tổng số lỗ lũy kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm 31-12- 2016 là 16.126,02 tỉ đồng, trên tổng số vốn chủ sở hữu của các nhà máy này còn lại là 3.985,14 tỉ đồng.

Tổng tài sản của 12 nhà máy là 57.679,02 tỉ đồng, tổng nợ phải trả 55.063,38 tỉ đồng, trong đó nợ phải trả VDB là 10.633,43 tỉ đồng và nợ phải trả nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ là 4.299,83 tỉ đồng.

Tổng số vốn đã giải ngân của ba dự án dở dang, đang bị dừng thi công là 8.614 tỉ đồng, trên tổng nguồn thanh toán dự kiến là 13.066 tỉ đồng.

Báo cáo cho biết, sau nhiều chỉ đạo và nhiều công việc được triển khai, đến nay bước đầu đã tạo chuyển biến tích cực ở một số dự án, doanh nghiệp. Bốn nhà máy sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hóa chất đã vận hành sản xuất ổn định, đồng thời tiết giảm chi phí sản xuất, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu đạt và vượt kế hoạch, góp phần làm giảm chi phí biến đổi, khắc phục dần thua lỗ.

Đối với Nhà máy Thép Việt - Trung, tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều tiến bộ rõ rệt. Từ tháng 3-2017, hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu có lãi, sơ bộ tính toán lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm là 67 tỉ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã nộp tổng cộng 293 tỉ đồng tiền thuế các loại vào ngân sách nhà nước. Đã rút 1.000 tỉ đồng vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC đầu tư vào dự án mở rộng giai đoạn 2 Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO).

bo cong thuong kien quyet khong cap von cho cac du an thua lo Cắt giảm điều kiện kinh doanh ở Bộ Công Thương: Sẽ không dừng lại ở con số 675

Bộ Công Thương vừa công bố cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, đây là con số lớn chưa từng có trong lịch sử ngành. Tuy ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tư Hoàng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.