|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bộ Công Thương không muốn di dời trụ sở ra khu Tây Hồ Tây

16:36 | 31/10/2017
Chia sẻ
Bộ Công Thương muốn giữ lại trụ sở làm việc hiện có và chỉ di dời trong trường hợp bắt buộc. 

Góp ý cho các phương án di dời trụ sở Bộ ngành khỏi khu vực nội đô, Bộ Công Thương cho rằng, các trụ sở làm việc của Bộ này hiện đã ổn định, đủ diện tích bố trí cho 1.500 người làm việc đến năm 2020. Vì thế, "Bộ Công Thương đề nghị tiếp tục được sử dụng các trụ sở hiện có đến năm 2030, không di chuyển trụ sở làm việc đến khu Tây Hồ Tây", văn bản cơ quan này nêu.

Tuy nhiên cơ quan này cho hay trường hợp phải bắt buộc di chuyển trụ sở làm việc về khu Tây Hồ Tây, Bộ đề xuất thực hiện theo phương án quy hoạch theo lô đất và bố trí quy hoạch tổng thể mặt bằng sử dụng đất. Lô đất này phải đạt tối thiểu diện tích 25.000m2 để phù hợp với biên chế và diện tích phù hợp với nhu cầu đến 2030.

bo cong thuong khong muon di doi tru so ra khu tay ho tay

Bộ Công Thương không muốn di dời trụ sở làm việc ra khỏi khu vực trung tâm.

Bộ Công Thương đang sở hữu 5 trụ sở làm việc với diện tích đất hơn 22.850 m2, trong đó 4 trụ sở nằm tại quận trung tâm - Hoàn Kiếm và một tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội).

Cụ thể, trụ sở chính của Bộ Công Thương toạ lạc tại 54 Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội có tổng diện tích đất bằng hơn 9.500m2, diện tích sàn hơn 17.000m2, bố trí các vụ, thanh tra, văn phòng bộ và Cục Xuất nhập khẩu làm việc tại trụ sở chính.

Ngoài ra, trụ sở làm việc của Bộ tại số 21, 23, 25 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm) với diện tích đất 4.000m2, sàn 12.000m2 là nơi bố trí các Cục, công đoàn Công Thương Việt Nam và Đảng ủy khối công nghiệp Hà Nội.

Tại địa điểm 91 Đinh Tiên Hoàng, diện tích đất hơn 179m2, hiện bố trí làm trụ sở làm việc của Cục Xúc tiến thương mại. Địa điểm 20 Lý Thường Kiệt diện tích 672m2, diện tích sàn 3.600m2 là nơi làm việc của Cục Xúc tiến thương mại.

Các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ hiện đang được bố trí tại địa điểm số 655 đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm) với diện tích đất hơn 8.500m2, diện tích sàn 23.000m2.

Theo quyết định di dời trụ sở các cơ quan Bộ, ngành ra khu vực Tây Hồ Tây cách đây 3 năm,

khoảng 11 bộ, một cơ quan thuộc Chính phủ và 5 cơ quan đoàn thể sẽ phải di dời trong thời gian tới. Có 12 bộ và cơ quan ngang bộ, 7 cơ quan thuộc Chính phủ và một đoàn thể đã ổn định vị trí.

Có hai phương án đề xuất để lựa chọn triển khai đầu tư. Chính phủ đầu tư xây dựng toàn bộ các trụ sở xong giao các bộ ngành khai thác sử dụng. Các bộ ngành bàn giao lại toàn bộ cơ sở trong nội thành để quản lý, khai thác sử dụng chung. Hoặc, Chính phủ giao các bộ ngành chủ động xây dựng trụ sở của bộ ngành trên các lô đất được phân chia theo quy hoạch được duyệt.

Khu trung tâm tại Hồ Tây sẽ có quy mô khoảng 35 ha và khu Mễ Trì với khoảng 30 ha. Các bộ, ngành lựa chọn mô hình, đề xuất giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc, cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lập hồ sơ quy hoạch theo quy định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây mới các trụ sở sau di dời dự kiến khoảng 17.000 tỷ đồng.

bo cong thuong khong muon di doi tru so ra khu tay ho tay ‘Đất vàng’ tại 8 trụ sở sở ngành cũ của Hà Nội giá thực tế bao nhiêu?

8 sở, ngành sắp được thành phố Hà Nội di dời đều ngự trên các khu “đất vàng” của thủ đô. Giá trị các khu ...

Anh Minh