|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Công an làm được, các bộ ngành khác tại sao không?

07:17 | 29/08/2018
Chia sẻ
Có thể rồi đây, lịch sử nền hành chính nước nhà sẽ ghi lại những tháng năm này với một sự kiện quan trọng, đó là việc Bộ Công an cơ cấu lại công tác tổ chức, bỏ cấp tổng cục…
bo cong an lam duoc cac bo nganh khac tai sao khong Bộ Công an bổ nhiệm một phó giám đốc Công an TP HCM
bo cong an lam duoc cac bo nganh khac tai sao khong Bỏ cấp Tổng cục, Bộ Công an có thể thừa cấp phó đến năm 2021
bo cong an lam duoc cac bo nganh khac tai sao khong

Đây là việc làm rất khó bởi nó “động chạm” đến quyền lợi và tâm tư của không ít cán bộ ở một ngành vốn nhiều nhạy cảm này.

Song, bằng sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Bộ Chính trị và bằng nỗ lực của mỗi cá nhân, của toàn ngành, cho đến thời điểm này, bước đầu cho thấy công cuộc tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức của ngành công an đã có những hiệu quả rõ nét.

Trả lời báo VietNamNet, ông Lê Vĩnh Tân - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhận xét việc Bộ Công an bỏ cấp tổng cục là một quyết định rất mạnh dạn, cho thấy thực tế việc dù khó cũng làm được.

Phải nói rằng việc chọn Bộ Công an “mở màn”cho cải cách quyết liệt công tác tổ chức là sự lựa chọn đúng bởi mấy lẽ.

Thứ nhất, đây là một bộ lớn, rất quan trọng trong cơ cấu của Chính phủ nên việc lựa chọn này còn có tính thể hiện quyết tâm và làm gương.

Thứ hai, như đã nói ở trên, việc lựa chọn này chắc chắn “động chạm” đến quyền lợi của một số cá nhân. Tuy nhiên, với phẩm chất người chiến sĩ, dù có “tâm tư”, họ vẫn không ngần ngại vì sự nghiệp chung, vì sự phát triển của đất nước.

Thứ ba, khởi đầu từ Bộ Công an cũng là lời cảnh báo, không có bất cứ bộ, ngành nào có thể đứng ngoài công cuộc cải cách hành chính, sắp xếp lại công tác tổ chức.

Rồi đây, các bộ, ngành vốn nhiều “chân rết” như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn… đặc biệt là Bộ Tài chính với 181 Cục trưởng, 423 Phó Cục trưởng sẽ không thể “bình chân như vại”.

Bộ Công an làm được, các bộ ngành khác tại sao không?

Thậm chí, công cuộc này sẽ không chỉ “khoanh vùng” ở các bộ, ngành mà lan tỏa xuống các địa phương như lời Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, việc làm của Bộ Công an chính là bài học kinh nghiệm. Từ đó, các địa phương cũng mạnh dạn trong việc sáp nhập, hợp nhất các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.

“Từ bài học kinh nghiệm của Bộ Công an, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu trong việc sửa đổi bổ sung Nghị định 123/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ cũng như sửa luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương”. Ông Tân nói.

Mới đây, tại Hội thảo Chính phủ và Chính quyền địa phương do Bộ Nội vụ tổ chức, dẫn lại số liệu của Bộ Nội vụ, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa cho biết đến tháng 3/2018, cả nước có gần 137 nghìn khóm, xóm, tổ dân phố; 11.162 xã, phường; 713 đơn vị hành chính cấp huyện và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Riêng số cấp phó có tới 81.492 người.

Từ đây, sinh ra một bộ máy cán bộ khổng lồ, “ăn” vào miếng bánh còm cõi có tên là “ngân sách” - tiền thuế của dân.

Có lẽ lại một lần nữa phải nhắc lại lời của Phật hoàng Trần Nhân Tông: “Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi?".

Bùi Hoàng Tám