Bloomberg: TP HCM đứng thứ hai trong top 30 thành phố tăng trưởng nhanh nhất châu Á
TP HCM: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 50% | |
Sốc đất 'vàng' TP HCM hơn 200 triệu đồng/m2, chính quyền định giá hơn 20 triệu | |
Hơn 100.000 doanh nghiệp TP HCM 'mất tích' |
Theo Bloomberg, 30 thành phố đứng đầu châu Á Thái Bình Dương sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân 4,2% trong giai đoạn 2017-2021.
Các tòa nhà thương mại và dân cư đang được xây dựng ở thành phố Mumbai, Ấn Độ |
Trong đó, các thành phố Ấn Độ cho thấy sự phát triển nhanh nhất ở châu Á trong hơn 5 năm tới. Đặc biệt là Thủ đô Delhi sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, dự báo tăng hơn 50% trong năm 2021 so với cuối năm 2016.
Theo nghiên cứu mới Oxford Economics, tổ chức xếp hạng 30 thành phố lớn nhất châu Á, dịch vụ tài chính và kinh doanh sẽ là khu vực tăng trưởng nhanh nhất ở Ấn Độ, sự thống trị của ngành này sẽ đưa Delhi đạt tăng trưởng và thu nhập cao hơn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các thành phố châu Á. |
Giới hạn về tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở các công ty Ấn Độ đang nhanh chóng được gỡ bỏ, nhà kinh tế học Mark Britton cho biết. “Trong ngắn hạn, điều này sẽ mang lại tăng trưởng mạnh mẽ mảng dịch vụ chuyên môn của Delhi, khi mà những nhà đầu tư trên thế giới cần đến nhu cầu vấn các thương vụ, trong dài hạn điều này tạo hu nhập ổn định cho các doanh nghiệp", vị chuyên gia nhận định.
Công ty hàng tiêu dùng như Muji của Nhật Bản cũng đặt cược vào sự thay đổi này. Công ty mẹ Ryohin Keikaku nhận thấy Ấn độ đang trở thành thị trường quốc tế lớn nhất, sau Trung Quốc. Tập đoàn Amazon ở Ấn Độ đang chờ chấp thuận khoản đầu tư vào chuỗi cung ứng thực phẩm,đồng thời tận dụng những chính sách của Chính phủ để giảm bớt luật lệ đối với các nhà bán lẻ nước ngoài.
Trung Quốc sẽ giảm sự mở rộng, mặc dù 5 thành phố lớn nhất ghi nhận mức tăng trưởng 6% hoặc hơn. Trung Quốc sẽ điều tiết nhu cầu nhập khẩu, với mức tăng trưởng trung bình từ 4,2%/năm trong 5 năm tới, giảm so với 4,5% của giai đoạn 2012 - 2016.
Tuy nhiên con số này vẫn cao hơn rất nhiều so với những nền kinh tế đã phát triển và các thành phố trong khu vực, điều này đang là cơ hội lớn cho các công ty.
Starbucks dự định tăng gần gấp đôi số cửa hàng ở Trung Quốc vào năm 2021, McDonald dự tính tăng thêm 2000 nhà hàng mới trong cùng giai đoạn. Cả hai cho hay sẽ mua lại từ phía đối tác Trung Quốc và giành quyền vận hành.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ rệt giữa các thành phố trong khu vực.
Dự báo tăng trưởng của Oxford Economics đối với các thành phố châu Á đến năm 2021. |
Những thành phố của Nhật Bản dự báo vẫn duy trì mức thấp nhất trước thách thức về nhân khẩu học. Theo báo cáo trong bảng xếp hạng, dân số Osaka trong độ tuổi lao động giảm khoảng 1% mỗi năm.
Thiên Tân được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Trung Quốc, nhờ vào cơ sở sản xuất lớn và là một trong những thành phố cảng bận rộn nhất quốc gia. Tuy nhiên, khi dịch vụ mở rộng, ngành sản xuất và vận chuyển có thể không còn hỗ trợ tốt trong tương lai.
TP HCM là một thành phố duy nhất không thuộc Ấn Độ nằm trong top 5, khi đứng vị trí tăng trưởng cao thứ 2 vào năm 2021. Điều này thể hiện sự thành công của TP HCM trong việc phát triển các trung tâm công nghiệp, và chú trọng mạnh mẽ khu vực dịch vụ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/