|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Bloomberg: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang thay da đổi thịt mạnh mẽ

11:57 | 28/11/2017
Chia sẻ
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ngày càng tấp nập nhờ nền kinh tế mạnh khoẻ và các thương vụ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 
bloomberg thi truong chung khoan viet nam dang thay da doi thit manh me
Nguồn: Brent Lewin/Bloomberg

Cách đây 4 năm, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) chỉ giao dịch 50 triệu USD mỗi ngày, trong khi hoạt động tại Manila đã gấp 5 lần. Năm nay, thị trường Việt Nam được dự đoán sẽ vượt qua Philipines.

bloomberg thi truong chung khoan viet nam dang thay da doi thit manh me
Nguồn: Bloomberg.

Đó là một sự chuyển đổi ấn tượng đối với một thị trường khá khó tính và một nền kinh tế mạnh nhưng khả năng đầu tư chưa cao, như Dan Fineman và các nhà phân tích Credit Suisse Group AG khác tóm tắt. Vậy, điều gì giải thích cho sự chuyển đổi ngoạn mục này? Có 3 lí do.

Thứ nhất, nền kinh tế đã được cải thiện rõ rệt. Hệ thống ngân hàng tăng trưởng nhanh chóng trở lại sau khi các khoản nợ xấu ở Đông Nam Á vào năm 2012 vừa được làm sạch. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), một trong những nhà cho vay nhỏ hơn, đã giảm tỷ lệ tài sản không không tạo ra thu nhập từ 5% vào giữa năm 2013 xuống mức 1,4%. Các khoản nợ của ngân hàng tăng từ dưới 5 tỷ USD lên 12 tỷ USD.

Thứ hai, nhà nước đã nghiêm túc thực hiện công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đầu tháng này, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đã tiến hành bán 3,33% cổ phần cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho một đơn vị của Tập đoàn Jardine Matheson Holding Ltd. - Tập đoàn niêm yết tại Singapore này đã gom về được 10% vốn cổ phần tại Vinamilk, và vẫn có nhu cầu mua thêm.

Tương tự với Công ty Cổ phần Nước giải khát Bia Sài Gòn (Sabeco), Chính Phủ đã Việt Nam tổ chức một chương trình roadshow tại Singapore vào tuần trước nhằm mục đích thoái phần lớn vốn tại nhà máy bia này.

bloomberg thi truong chung khoan viet nam dang thay da doi thit manh me
Nguồn: Bloomberg.

Cuối cùng, Việt Nam đã tham gia vào chuỗi cung ứng điện tử và thiết bị di động Châu Á. Xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam không phải là dệt may, giày dép, thuỷ sản, cà phê hay hạt điều, mà chính là mảng điện thoại di động (smartphone), tăng vọt 29% lên mức 36,5 tỷ USD trong năm nay.

Một trong những công ty đầu tư hàng đầu của Credit Suisse là Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc - doanh nghiệp trong ngành phát triển khu công nghiệp, với tư cách là khách hàng của LG Electronics Inc., Canon Inc. Và Foxconn Technology Co.

Nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng có thể dẫn dắt nền kinh tế Châu Á, và các thị trường như Singgapore, Thái Lan, Indonesia và Philipines có thể mang lại cho các nhà đầu tư những cơ hội lớn hơn.

Tuy nhiên, doanh số 3,3 tỷ USD ban đầu của Việt Nam trong năm qua là gồm cả Vincom Retail, với giá cổ phiếu tăng 26% chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, thương vụ đã giúp Việt Nam trở thành thị trường IPO lớn thứ ba ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore và Malaysia. Bên cạnh đó, thương vụ IPO 300 triệu USD của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP HCM (HDBank) cũng dự kiến kết thúc trước cuối năm nay.

Đối với sự phát triển nóng này, các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng 12%, đạt mức 16 tỷ USD. Ở mức GDP 8% trị giá 203 tỷ USD, khả năng của Việt Nam tạo nên sự tăng trưởng ngày càng được đánh giá cao, và cho một đất nước 96 triệu dân để tạo ra một thị trường cỡ trung bình ngày càng mở rộng.

Điều tương tự cũng diễn ra ở thị trường tài chính Việt Nam. Các nhà phân tích của Credit Suisse ước tính rằng hiện có 12 mã cổ phiếu với khối lượng 3 triệu USD mỗi ngày đang chưa được các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận. Vào năm 2015, chỉ có 1 hoặc 2 mã cổ phiếu.

Quỳnh Trang