|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

BIS: Sự kiện địa chính trị đe dọa tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu

08:13 | 27/06/2017
Chia sẻ
Bank of International Standards (BIS) cảnh báo, sự chuyển hướng chú ý của thị trường sang các sự kiện địa chính trị trong năm nay có thể ảnh hưởng tới tính ổn định của tăng trưởng toàn cầu.

Tổ chức được xem là ngân hàng trung ương của các ngân hàng hàng trung ương cho biết thị trường tài chính đang phải đối mặt với sự thay đổi của môi trường chính trị khi nền kinh tế trở nên tươi sáng hơn.

“Các thành phần trong thị trường đã bị bất ngờ bởi nhiều sự kiện chính trị, và họ cần nhanh chóng xem xét sự thay đổi trong phương hướng chính trị và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế. Sự chú ý của thị trường đã rời khỏi chính sách tiền tệ, và tập trung vào các sự kiện chính trị”, BIS nhận định trong báo cáo hàng năm được công bố hôm Chủ nhật (25/6).

bis su kien dia chinh tri tac nhan anh huong toi tang truong kinh te toan cau

Báo cáo cũng cảnh báo bốn rủi ro lớn về vấn đề địa chính trị có thể đe dọa tới tính bền vững của phát triển trong trung hạn.

“Đầu tiên, sự tăng lên đáng kể của lạm phát có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thông qua việc buộc các ngân hàng trung ương tiến hành thắt chặt chính sách nhiều hơn dự kiến. Đây là một kịch bản sau chiến tranh điển hình được đưa ra vào năm ngoái, dù thiếu chứng cứ chỉ ra sự hồi phục của lạm phát”, báo cáo cho biết.

Một rủi ro khác bao gồm áp lực tài chính khi các chu trình tài chính đang ở mức hưng thịnh, tiêu dùng và đầu tư suy yếu, chủ yếu chịu gánh nặng từ nợ và sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ.

Chính sách tiền tệ có tính thích nghi cao

Các ngân hàng trung ương sẽ ngay lập tức bơm tiền vào nền kinh tế sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008 và khủng hoảng nợ công diễn ra ở khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nhiều tổ chức như Ngân hàng Trung ương châu Âu và Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã đưa ra các chương trình mua trái phiếu và cắt giảm lãi suất cơ bản, trong nỗ lực kích thích cho vay.

Trong khi đó, một số ngân hàng thì đưa lãi suất ngân hàng vào vùng âm, để tính phí một cách hiệu quả các ngân hàng gửi tiền mặt tại ngân hàng trung ương.

bis su kien dia chinh tri tac nhan anh huong toi tang truong kinh te toan cau

Lãi suất ở các ngân hàng trung ương châu Âu tiếp tục duy trì ở mức rất thấp, và ở một số nước còn ở mức dưới 0 khi nền kinh tế cố gắng thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát.

Tuy nhiên, báo cáo của BIS gợi ý rằng trong khi tỷ lệ lạm phát ở hầu hết các quốc gia đang bắt đầu nằm trong mức mục tiêu của ngân hàng trung ương, sự suy yếu đáng kể của thị trường lao động đang dấy lên câu hỏi về rủi ro cho đà tăng của lạm phát.

USD là trung tâm ngoại tệ

Báo cáo chỉ ra dù ngành tài chính đã có cải thiện, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều thách thức. Tuy nhiên, triển vọng trong ngắn hạn đã tăng lên đáng kể. Mặc dù vậy, sự chú ý vào đồng USD sẽ duy trì là một điểm áp lực trong giai đoạn căng thẳng của thị trường.

bis su kien dia chinh tri tac nhan anh huong toi tang truong kinh te toan cau

“Các ngân hàng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nguồn quỹ USD trong ngắn hạn, kết hợp với mức độ tập trung cao và tính liên kết của thị trường, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giám sát và những khoản bảo hiểm hiệu quả. Mục tiêu cuối cùng là một hệ thống tài chính mạnh hơn để củng cố sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu”, báo cáo chỉ ra.

Đối với nền kinh tế toàn cầu, BIS vẫn giữ quan điểm lạc quan và cho biết nền kinh tế đang ngày càng được củng cố. Theo đó, tăng trưởng đang đạt tới mức trung bình trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức trước thời kỳ khủng hoảng tài chính và tỷ lệ lạm phát đang dần tiến đến mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương.

Lyly Cao