Biến động cổ phiếu ngân hàng và những 'thăng hoa' trong tháng 11
Những phiên gần đây, VN-Index liên tục xác lập đỉnh cao mới. Trong phiên sáng 21/11, VN-Index có thời điểm vượt 925 điểm, mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đà tăng của VN-Index nói riêng và thị trường nói chung không thể phủ nhận sự đóng góp từ cổ phiếu ngân hàng, một trong những nhóm cổ phiếu trụ cột của thị trường.
Biến động cổ phiếu ngân hàng trong tháng 11 - Đvt: nghìn đồng/cp (Ảnh: DB tổng hợp) |
Thống kê giá của các cổ phiếu trên 2 sàn HOSE và HNX trong ngành ngân hàng có thể nhận thấy kể từ đầu tháng 11, có 8/10 cổ phiếu ngân hàng tăng, 1 cổ phiếu giữ (NVB của Ngân hàng Quốc Dân - NCB) giá và duy nhất 1 cố phiếu giảm (VPB của VPBank).
Cổ phiếu ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần nhà nước là nhóm dẫn đầu về mức độ tăng trưởng giá cổ phiếu. Cổ phiếu CTG của Vietinbank đã tăng 10,6% kể từ đầu tháng từ 18.000 đồng lên 20.800 đồng/cp (ngày 20/11) và hiện tại đang ở mức 21.400 đồng/cp. Đây là cổ phiếu có thị giá tăng cao nhất trong các cổ phiếu ngân hàng. Nối tiếp sau đó là VCB của Vietcombank (tăng 8,2%) và BID của BIDV (tăng 7,1%).
Trong nhóm NHTM ngoài quốc doanh, ACB là cổ phiếu dẫn đầu về tăng trưởng với 6,8%, STB của Sacombank cũng chỉ tăng thấp hơn chút ít với 6,3%.
Những số liệu cho thấy cổ phiếu ngân hàng là một trong những nhóm tăng trưởng khá tốt trong thời gian qua.
Biến động cổ phiếu ngân hàng trong tháng 11 - Đvt: nghìn đồng/cp (Ảnh: DB tổng hợp) |
Xét về thị giá, cổ phiếu VCB của Vietcombank đã vượt VPB để vươn lên dẫn đầu nhóm ngân hàng với mức 45.000 đồng/cp, vượt xa mức 39.100 của VPB trong ngày 20/11.
Về vốn hóa, ba ông lớn thuộc nhà nước tiếp tục dẫn dắt nhóm ngành ngân hàng. Trong đó, VCB dẫn đầu với giá trị trên 168 nghìn tỷ đồng; kế đến là BID với hơn 82,9 nghìn tỷ đồng. Nhóm ngoài quốc doanh, vốn hóa VPB đứng đầu với gần 58,4 nghìn tỷ đồng.
Vốn hóa các ngân hàng niêm yết tính đến phiên sang 21/11/2017 |
Về mặt phân tích cơ bản, kết quả kinh doanh quý III của các ngân hàng được công bố trong tháng 10 là thông tin hỗ trợ không nhỏ vào việc tăng giá cổ phiếu ngân hàng. Theo tổng hợp số liệu kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong 9 tháng đầu năm, có tới 21/23 ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 9/23 ngân hàng có lợi nhuận vượt 1.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, việc bắt đầu áp dụng thí điểm Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu cũng mang lại một số kết quả bước đầu, mặc dù chưa rõ rệt nhưng cũng tạo được tâm lý kỳ vọng cho nhiều nhà đầu tư.
Trong một diễn biến mới đây ngày 20/11, Quốc hội thông qua Luật các TCTD sửa đổi cho phép ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt phá sản từ 15/1/2018. Đồng thời, nhiều quy trình xử lý các TCTD yếu kém cùng các biện pháp nhằm giảm tình trạng sở hữu chéo của các ngân hàng cũng được bổ sung.
Trong phiên giao dịch sáng ngày hôm sau (21/11), nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn HOSE có sự bật tăng mạnh vào đầu phiên với hầu hết các cổ phiếu tăng giá, đặc biệt các mã VCB, CTG, BID và EIB tiếp tục duy trì phong độ vào cuối phiên sáng. Chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 922,42 điểm, tăng 18,87 điểm tương đương 2,09%.
Bảng xếp hạng lợi nhuận ngân hàng 9 tháng đầu năm có gì mới?
Kết quả lợi nhuận ngân hàng trong 9 tháng đầu năm cho thấy một bức tranh sáng màu và sự vươn lên của một số ... |
Mặc tình hình kinh doanh bết bát, giới tài chính vẫn lạc quan về cổ phiếu ngân hàng
Giới đầu tư Wall Street đang đặt cược vào cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng, mặc cho kết quả kinh doanh tệ nhất trong ... |