BIDV vẫn chưa có Chủ tịch HĐQT
Ngân hàng BIDV. |
Như vậy sau hơn 10 tháng kể từ khi ông Trần Bắc Hà từ nhiệm “ghế nóng” Chủ tịch HĐQT, đến nay BIDV vẫn chưa có người thực sự thay thế. Hiện ông Trần Anh Tuấn giữ Quyền Chủ tịch HĐQT.
Được biết ông Trần Anh Tuấn sinh năm 1958 và còn một năm nữa sẽ đến tuổi nghỉ hưu.
Việc ra đi của ông Trần Bắc Hà cũng để lại khoảng trống đại diện 40% vốn Nhà nước tại BIDV. Bộ Tài chính đang nắm khoảng 95,28% vốn điều lệ BIDV. Trong đó, ông Phan Đức Tú – ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đại diện sở hữu 30%, và ông Đặng Quang Tiên – người được bầu thay thế ông Đặng Xuân sinh vào HĐQT BIDV làm đại diện 30%.
Theo báo cáo, HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2017 - 2022 có 1 ủy viên phụ trách HĐQT là ông Trần Anh Tuấn, 9 ủy viên HĐQT và 2 ủy viên HĐQT độc lập. Mặc dù đại diện tỷ lệ sở hữu chi phối của Nhà nước nhưng sở hữu trực tiếp cá nhân hay người nhà liên quan đến các thành viên trong HĐQT BIDV rất thấp, với mức chưa đầy 0,01% vốn điều lệ BIDV.
Số cổ phiếu sở hữu của lãnh đạo BIDV. (Đvt: Cổ phiếu). Bảng: Tiến Vũ tổng hợp |
Sở hữu của Ban điều hành cũng rất ít, 12 thành viên trong ban điều hành chỉ nắm khoảng 0,21% vốn BIDV.
Bảng: Tiến VũSố cổ phiếu sở hữu của lãnh đạo BIDV. (Đvt: Cổ phiếu). Bảng: Tiến Vũ tổng hợp tổng hợp |
Liên quan đến thay đổi sở hữu của cổ đông nội bộ trong nửa đầu năm nay đối với cổ phiếu BIDV, chỉ có Công đoàn Ngân hàng bán khoảng 447 nghìn cổ phiếu, giảm sở hữu còn khoảng 10,12 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 0,282% vốn cổ phần BIDV.
Năm 2017, BIDV có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 4.445 tỷ đồng lên 38.632 tỷ đồng. Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm của BIDV nhằm đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II. Theo kế hoạch ban đầu, BIDV sẽ phát hành khoảng 102,6 triệu cổ phần ESOP trong quý II hoặc II/2017; 102,6 triệu cổ phần riêng lẻ cho 20 nhà đầu tư và phát hành cổ phiếu để chia cổ tức với tỷ lệ 7%.
Tuy nhiên, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2017, dưới áp lực “đòi tiền” của Bộ Tài chính, đại hội đã thông qua việc chia cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 7%.
Như vậy, kế hoạch tăng vốn của BIDV phần nào đã bị xáo trộn.
Tính đến 30/6/2017, tổng tài sản của BIDV đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng nhanh ngay từ đầu năm, đạt 794,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,35% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng tăng 11,8% lên 811,5 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2% vào cuối năm ngoái lên 1,93%.