|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bắt Trần Bắc Hà khẳng định không có ‘bố già’ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

14:57 | 30/11/2018
Chia sẻ
Đại biểu Quốc hội cùng chuyên gia kinh tế nhìn nhận việc khởi tố, bắt ông Trần Bắc Hà cho thấy không có ai được “chống lưng” cho vi phạm mà không bị xử lý và cũng không thế lực nào đủ sức “chống lưng” cho vi phạm.
bat tran bac ha khang dinh khong co bo gia trong linh vuc tai chinh ngan hang Hậu ‘đế chế’ Trần Bắc Hà, ngân hàng BIDV kinh doanh ra sao?
bat tran bac ha khang dinh khong co bo gia trong linh vuc tai chinh ngan hang Ông Trần Bắc Hà bị bắt cùng hai cựu sếp lớn BIDV, một trưởng phòng được tại ngoại

Ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, khám xét với ông Trần Bắc Hà (61 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV) cùng một số thuộc cấp về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

bat tran bac ha khang dinh khong co bo gia trong linh vuc tai chinh ngan hang
Ông Trần Bắc Hà, cựu lãnh đạo ngân hàng BIDV. (Ảnh: BIDV)

Trả lời VTC News, nhiều đại biểu Quốc hội cùng chuyên gia kinh tế nhìn nhận việc khởi tố, bắt giam ông Trần Bắc Hà cho thấy quyết tâm rất lớn của Đảng trong phòng chống tham nhũng, làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, ĐBQH: "Cảnh tỉnh giới tài chính, ngân hàng"

Ông Trần Bắc Hà là quan chức doanh nghiệp nhà nước chứ không phải là quan chức quản lý nhà nước. Vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, dẫn đến thất thoát nhiều tỷ đồng.

bat tran bac ha khang dinh khong co bo gia trong linh vuc tai chinh ngan hang
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. (Ảnh: QH)

Dư luận cho rằng sai phạm của ông Trần Bắc Hà đã có từ lâu. Nhưng bây giờ mới bị khởi tố, có thể Trung ương cũng muốn để xem xét cẩn trọng chứ có sai phạm thì trước sau cũng bị xử lý chứ không thoát được.

"Việc bắt ông Trần Bắc Hà khẳng định trong lĩnh vực này không có một “bố già”, không người nào được chống lưng để khuynh đảo làm điều sai trái". - PGS. TS Ngô Trí Long -

BIDV là một trong những ngân hàng lớn, từng được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng ngân hàng toàn cầu nên đây có thể coi là một tổn thất rất lớn cho nền tài chính đất nước, cũng như danh dự của ngành ngân hàng.

Tôi rất lấy làm tiếc và mong ngân hàng BIDV tiếp tục giữ vững vị thế ngân hàng chủ lực, có trách nhiệm quốc gia, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, vụ việc ông Trần Bắc Hà cũng là lời cảnh báo, giúp giới làm tài chính ý thức đầy đủ chức năng của ngành ngân hàng, đó là phải phục vụ số đông dân chúng chứ không phải để phục vụ lợi ích của gia đình hay một nhóm lợi ích nào đó.

Qua đây, cũng cần có những cơ chế phòng chống tham nhũng nội bộ để làm sao giữ được sự trong sạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Về thu hồi tài sản đã thất thoát, tôi nghĩ việc thu hồi tài sản của ông Trần Bắc Hà sẽ dễ dàng hơn so với ông Đinh La Thăng hay một số cá nhân khác. Điều quan trọng nhất là các cơ quan chức năng phải nhanh chóng tiến hành kê biên, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản.

Ông Lê Như Tiến, nguyên ĐBQH: "Đánh" tham nhũng đến cùng

Từ việc khởi tố, xét xử ông Đinh La Thăng, đến xử lý nhiều vị từng giữ chức Bộ trưởng, các tướng tá quân đội, công an và giờ là cựu lãnh đạo ngân hàng cho thấy Đảng ta kiên quyết không chấp nhận vùng cấm trong công tác phòng chống tham nhũng.

bat tran bac ha khang dinh khong co bo gia trong linh vuc tai chinh ngan hang
Nguyên đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến. (Ảnh: QH)

Tổng Bí thư đã nói, phòng chống tham nhũng không trừ một ai, chúng ta không phải “tắm từ vai trở xuống nữa”.

Tôi ủng hộ việc xử lý một cách kiên quyết, không trừ một ai, quét rác cầu thang phải sạch từ trên xuống. Quyết tâm từ Trung ương sẽ lan tỏa xuống các địa phương và nạn tham nhũng sẽ được đẩy lùi.

Tuy nhiên, tôi cho rằng có ba việc cần làm kiên quyết và hiệu quả hơn nữa. Thứ nhất là thu hồi tài sản do tham nhũng mà có. Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội là chỉ thu hồi 10% tài sản và chưa đến 50% đất đai – một kết quả rất khiêm tốn.

Thứ hai là lợi ích nhóm, sân trước sân sau. Sân sau chính là là lợi ích nhóm, tuồn toàn bộ tài sản nhà nước, ngân sách nhà nước vào sân sau. Khi quan chức nhà nước vẫn còn những sân sau thì không bao giờ xử lý dứt điểm được lợi ích nhóm.

Cái thứ ba tôi thấy là vẫn chưa xử lý được, đó là kê khai tài sản chưa công khai, minh bạch, chưa kiểm soát được tài sản kê khai. Chừng nào chưa kiểm soát được tài sản kê khai, chừng đó chừng ấy chưa chống được tham nhũng.

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính: Tạo lòng tin rất lớn trong giới ngân hàng

Ông Trần Bắc Hà có thể coi là một “bố già” trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nắm trong tay rất nhiều quyền lực và được cho là có sự “chống lưng” của nhiều thế lực.

bat tran bac ha khang dinh khong co bo gia trong linh vuc tai chinh ngan hang
PGS.TS Ngô Trí Long.

Dư luận quan tâm, nhiều lần xuất hiện những thông tin sai trái liên quan đến ông Trần Bắc Hà nhưng tại sao trước đây chưa xủ lý được? Là vì công cuộc chống tham nhũng trước đây khi ông Hà còn làm chưa đi vào thực chất, vẫn nặng tính hình thức.

Tất nhiên, việc xử lý cần qua nhiều bước điều tra, xác minh. Đến nay, xác minh đã xong, dấu hiệu phạm tội đã rõ, những vi phạm đã được chỉ ra, thì ông Hà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Việc bắt ông Trần Bắc Hà tạo ra lòng tin rất lớn trong giới ngân hàng. Khẳng định trong lĩnh vực này không có một “bố già”, không người nào được chống lưng để khuynh đảo làm điều sai trái. Cũng không có đối tượng nào có thể chống lưng cho vi phạm. Đồng thời, cho thấy cuộc chống tham nhũng của Đảng ta hiện nay rất thực chất, được toàn dân ủng hộ.

Việc thu hồi tài sản chắc chắn cũng sẽ được thực hiện nghiêm minh, tránh thất thoát ngân sách.

BIDV khẳng định "không ảnh hưởng"

Chiều 29/11, ngay sau khi thông tin ông Trần Bắc Hà bị bắt được công bố, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát đi thông cáo khẳng định, hoạt động của hệ thống diễn ra bình thường và không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thông tin trên.

BIDV khẳng định, các vấn đề liên quan đến vi phạm của các cá nhân nêu trên xảy ra trước đây đã được BIDV chủ động báo cáo cơ quan chức năng xử lý, hỗ trợ làm việc với doanh nghiệp để thu hồi nợ cho ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng này cho biết sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

“BIDV luôn đảm bảo được duy trì liên tục, ổn định và phát triển, góp phần vào việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo cân đối vĩ mô của đất nước mà không bị ảnh hưởng của sự việc nêu trên”, thông báo BIDV nêu rõ.

Ngoài ra, BIDV cũng cho hay, mọi hoạt động kinh doanh của BIDV luôn được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả.

Xem thêm

Hoàng Hưng