Bất động sản vẫn phụ thuộc vào 'bầu sữa' vốn ngân hàng
Đây là nội dung trả lời ngày 23/11 của NHNN đối với các kiến nghị của Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) tại công văn về tình hình thị trường 9 tháng đầu năm và dự báo năm 2017.
Bên cạnh đó, NHNN cho biết đã có cơ chế tạo nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường nói chung và thị trường bất động sản nói riêng thông qua việc cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn theo quy định.
Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng chủ yếu là từ huy động tiền gửi của nhân dân do đó phải được phân bổ, sử dụng an toàn, hiệu quả kinh tế nhất và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội không thể tập trung nhiều vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Do đó, theo NHNN cần thu hút từ nguồn vốn trung, dài hạn khác như vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ các quỹ tài chính...để góp phần đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản giảm phụ thuộc ngân hàng
NHNN cũng khuyến khích các tổ chức tín dụng nghiên cứu, thực hiện cấp tín dụng thông qua chuỗi liên kết (thực hiện độc lập hoặc liên kết giữa các tổ chức tín dụng với nhau) khi xem xét cấp tín dụng đối với các dự án bất động sản nhằm kiểm soát dòng tiền, đảm bảo vốn vau được sử dụng đúng mục đích, hạn chế rủi ro phát sinh cho ngân hàng và các bên liên quan.
Được biết, vừa qua UBND TP HCM cũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hướng an toàn, không để xảy ra rủi ro, đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Đồng thời tập trung xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu trên mức 3% tổng dư nợ, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
Ảnh minh họa (Nguồn: Ndh) |
Tại hội nghị "Bất động sản: Xây dựng tương lai" do Forbes Việt Nam tổ chức gần đây, ông Từ Tiến Phát – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết hoạt động của ngân hàng trong 2017 – 2018 có khả năng bị tác động bởi 4 yếu tố.
Cụ thể là tỷ trọng cho vay bất động sản/tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Đây là chỉ số mà Ngân hàng Nhà nước đang quan tâm vì ảnh hưởng đến tính thanh khoản và rủi ro của toàn hệ thống.Tại hội nghị "Bất động sản: Xây dựng tương lai" do Forbes Việt Nam tổ chức gần đây, ông Từ Tiến Phát – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết hoạt động của ngân hàng trong 2017 – 2018 có khả năng bị tác động bởi 4 yếu tố.
Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đến ngày 1/1/2018 phải giảm xuống 40%.
Thông tư 06/2016/TT-NHNN thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN với mục tiêu nâng hệ số rủi ro trong kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.
Và thứ tư là năm 2017, 10 ngân hàng lớn có dư nợ chiếm 70 – 80% sẽ áp dụng chuẩn Basel II (chú trọng về quản lý doanh nghiệp, nâng cao khả năng quản lý rủi ro) nên việc cho vay sẽ được kiểm soát chặt chẽ.
Tất cả những yếu tố này ít nhiều khiến dòng vốn năm 2017 – 2018 của các ngân hàng sẽ có sự thay đổi, có thể sẽ không siết chặt tín dụng như năm 2008 nhưng sẽ chỉ tài trợ cho những lĩnh vực, những dự án bất động sản đánh giá được mức độ an toàn cao.