|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bất động sản bán lẻ vẫn trụ vững trước cơn bão mua sắm trực tuyến

11:23 | 27/01/2018
Chia sẻ
Ngành bán lẻ Việt Nam đang phát triển mạnh và dự báo sẽ có sự bứt phá trong thời gian tới, đem lại nhiều cơ hội cho các chủ đầu tư phát triển mặt bằng cho thuê.
bat dong san ban le van tru vung truoc con bao mua sam truc tuyen Giá thuê bất động sản bán lẻ tăng ở TP HCM và giảm ở Hà Nội
bat dong san ban le van tru vung truoc con bao mua sam truc tuyen Bất động sản bán lẻ TP HCM tăng đột biến
bat dong san ban le van tru vung truoc con bao mua sam truc tuyen Bất động sản bán lẻ và du lịch: Tiến về miền Tây
bat dong san ban le van tru vung truoc con bao mua sam truc tuyen
Ảnh: Nguyễn Thành

Triển vọng từ thị trường hàng trăm tỷ đô

Nhận định về ngành bán lẻ Việt Nam, Vietnam Report cho biết, với dân số đông, trẻ và thu nhập ngày càng tăng, ngành bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ có sức hút lớn với các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, thị trường cũng có sự cạnh tranh gay gắt, buộc các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nội phải có những chiến lược mới để giữ vững thị phần và cải thiện uy tín của mình trước những đối thủ nước ngoài đáng gờm có lợi thế hơn hẳn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm, nhân sự…

Tương tự, theo nghiên cứu của Ngân hàng HSBC, tầng lớp trung lưu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á và dự kiến sẽ đạt 33 triệu người vào năm 2020. Dân số trẻ, đô thị hoá nhanh và nền kinh tế ngày càng mở cửa với cơ hội việc làm, kinh doanh và thu nhập ngày càng tăng tạo nền tảng tốt và cơ hội cho ngành bán lẻ.

Doanh số bán lẻ cũng tăng dần những năm gần đây. Cụ thể, năm 2015 tăng 9,8%, năm 2016 tăng 10,2%, năm 2017 tăng 10,9%, đạt tổng doanh thu gần 130 tỷ USD. Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) dự báo, giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020. Đến năm 2020, theo quy hoạch, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm.

Trong khi đó, theo báo cáo về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2017 của Hãng Tư vấn A.T. Kearney công bố tháng 6/2017, Việt Nam đã leo lên vị trí thứ 6 (vị trí cao nhất trong 16 năm qua).

Ông Matthew Powell, Giám đốc phụ trách thị trường Hà Nội Savill Việt Nam nhận định, tỷ lệ dân số thành thị tăng khoảng 3 - 4% mỗi năm (tương đương 3,5 triệu người) là một thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Ngoài ra, bình quân mặt bằng bán lẻ hiện nay tại Hà Nội là 0,26 m2/người, TP.HCM là 0,12 m2/người, thấp hơn rất nhiều so với các thành phố khác trong khu vực như Bangkok (0,89 m2/người), Singapore (0,75 m2/người), Bắc Kinh (0,65 m2/người)…

bat dong san ban le van tru vung truoc con bao mua sam truc tuyen
Năm 2017, doanh số ngành bán lẻ tăng 10,9%, đạt doanh thu gần 130 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Thành

Chính vì thế, thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng có sức hút lớn với các nhà bán lẻ nước ngoài. Cụ thể, theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, trong 700 điểm siêu thị tại Việt Nam có đến 100 điểm của nhà đầu tư ngoại, trong 100 điểm này thì nhà đầu tư Thái Lan chiếm 60%.

Bất động sản cho thuê sáng cửa

Theo CBRE, năm 2018 sẽ là một năm sôi động cho thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội với tổng nguồn cung mới dự kiến vào khoảng 186.000 m2, đến từ 8 dự án. Đây là số dự án khai trương lớn nhất từ trước tới nay, chỉ sau năm 2013 về quy mô diện tích.

Đa phần các dự án đều nằm tại các vị trí đang phát triển nhanh về dân cư, thương mại, với kết nối hạ tầng tốt, được kỳ vọng sẽ có sự hấp dẫn cao với các khách thuê và khách mua sắm. Khi phát triển hoàn thiện, có thể sẽ tạo thành một khu vực tổ hợp bán lẻ mua sắm mới của Hà Nội.

Dù nhiều tiềm năng phát triển, nhưng với xu hướng mua sắm đang thay đổi, thị trường bán lẻ cũng gặp không ít thách thức.

Cụ thể, khảo sát người dùng mới đây của PwC về ngành bán lẻ cho thấy, có đến 49% khách hàng có thói quen mua sản phẩm qua điện thoại/smartphone ít nhất hàng tháng, cho thấy rất rõ xu hướng ứng dụng, sử dụng công nghệ vào việc mua sắm. Phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ ngày nay đều có các ứng dụng, phần mềm riêng để phục vụ thương mại điện tử.

Các chuyên gia cũng cho rằng, trước sức ép ngày càng lớn của việc mua bán hàng qua mạng, các nhà bán lẻ cần lựa chọn chiến lược phát triển sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh và thói quen mua sắm ở từng địa phương khác nhau.

Theo bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu tư vấn thị trường CBRE Hà Nội, các chủ đầu tư cần lưu ý nhiều đến địa điểm cung cấp mặt bằng bán lẻ cho thuê. Các dự án gắn với khu dân cư với hệ thống cơ sở hạ tầng tốt có một vai trò quan trọng.

“Thương mại điện tử cũng là một thách thức với ngành bán lẻ toàn cầu. Ở Việt Nam, dù được dự báo đầy triển vọng, nhưng có không ít trung tâm thương mại dưới mặt đất vẫn xảy ra tình trạng bỏ trống. Do đó, các chủ đầu tư bất động sản cung cấp mặt bằng và cả khách thuê đều phải có tính toán hợp lý.

Chủ đầu tư nên phát triển mặt bằng bán lẻ ở các khu dân cư hiện hữu, còn khách thuê cũng phải cân nhắc khi mở cửa hàng hiện hữu và có lượng khách hàng từ thương mại điện tử duy trì song song, cân nhắc kỹ ngành hàng để quyết dịnh mở cửa hàng hoặc kinh doanh qua thương mại điện tử”, bà An nói.

Để vượt qua thách thức trên, bán hàng đa kênh đang là giải pháp mà nhiều đơn vị bán lẻ đang áp dụng. Thay vì để các hình thức bán hàng online, offlline cạnh tranh nhau, các đơn vị này lại sử dụng song song 2 kênh này.

Ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Trung tâm phát triển kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật và thương mại điện tử FPT Digital Retail cho biết, nếu chỉ dựa vào một nền tảng, doanh nghiệp sẽ bị giới hạn và dễ dẫn đến thất bại.

“Số liệu thống kê cho thấy, 44% khách hàng tìm hiểu sản phẩm online và tiếp tục đặt hàng online. Tỷ lệ khách hàng tìm hiểu sản phẩm online nhưng mua tại các cửa hàng lên tới 51%. Như vậy, sự tương tác giữa các kênh bán hàng là rất rõ rệt. Bên cạnh đó, hành vi người tiêu dùng cũng đã có những thay đổi mạnh mẽ trong thời gian gần đây, khi các thiết bị điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến”, ông Bảo cho biết.

Còn theo ông Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường, sự phát triển của thương mại điện tử sẽ không làm bất động sản bán lẻ mất đi tính hấp dẫn, mà chỉ chuyển từ hình thái này sang hình thái khác. Ví dụ, sẽ không cần các mặt bằng quá rộng, thiết kế sẽ phải khác hơn, hoặc các mô hình thuê chung là mô hình mới và thu hút nhiều nhà phát triển bất động sản bán lẻ…

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường bán lẻ là nhịp sống của xã hội, trong khi ở các phân khúc bất động sản khác là cuộc chơi của các nhà đầu tư. Sự phát triển của thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có nhiều kênh thông tin, nhiều phương thức tiếp cận sản phẩm nhưng cuối cùng người mua vẫn phải đến cửa hàng vật lý; doanh nghiệp vẫn phải có nơi trưng bày sản phẩm, phải có hàng mẫu, có nhân viên để giúp người tiêu dùng hiểu được chính sách bán hàng của doanh nghiệp.

Đưa ra lời khuyên với các chủ đầu tư phát triển mặt bằng cho thuê, ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành Infocus Mekong Research cho rằng, các chủ đầu tư cần thận trọng trong việc phát triển bán lẻ, như chất lượng quy hoạch và thiết kế, chất lượng quản lý và marketing trung tâm thương mại, sự cạnh tranh từ các đơn vị bán lẻ ở nhà phố, bán lẻ không chính thức và các hình thức thay thế bán lẻ cũng là một trong những yếu tố đáng lưu tâm.

Do đó, các nhà phát triển và chủ đầu tư dự án bất động sản bán lẻ cần kết hợp việc nghiên cứu và hoạch định kỹ lưỡng dự án với tầm nhìn dài hạn, đánh giá một cách thực tế về mức độ cạnh tranh của thị trường trong tương lai. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm nhiều đến việc thị trường bán lẻ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến dự án bất động sản của mình.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thành Nguyễn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.