|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bất chấp dịch bệnh, nhà đầu tư vẫn muốn đổ vốn vào 4 nơi này

14:59 | 06/10/2021
Chia sẻ
Bất chấp diễn biến ảm đạm chung của thị trường bất động sản, 4 tỉnh phía Bắc gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang và Bắc Ninh vẫn nhận được lượng quan tâm lớn của các nhà đầu tư.
Bất chất dịch bệnh, nhà đầu tư vẫn muốn đổ vốn vào 4 nơi này - Ảnh 1.

Bất động sản một số khu vực miền Bắc vẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm. (Ảnh: Hải Phòng Highlights).

Tại buổi họp báo công bố báo cáo thị trường bất động sản quý III diễn ra sáng nay (6/10), ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, trong quý III, tổng lượng tin đăng bán nhà đất toàn thị trường (đại diện cho nguồn cung) giảm 56% so với quý trước, mức độ quan tâm (đại diện cho nguồn cầu) cũng giảm 38%.

Trong đó, TP HCM là là thị trường chịu tác động mạnh nhất trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4. Ở khu vực miền Trung, Đà Nẵng là thị trường chủ lực vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Còn thị trường Hà Nội chịu tác động nhẹ hơn.

Nói riêng về thị trường bất động sản Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn cho biết, tuy thị trường suy giảm cả cung lẫn cầu nhưng không đáng kể và đã có dấu hiệu phục hồi trong tháng 9.

Cụ thể, so với thời điểm sốt nóng hồi tháng 3, mức độ quan tâm đến bất động sản vẫn duy trì ở mức 80% trong khoảng thời gian tháng 5 và tháng 6. Mức độ qtam giảm mạnh còn 40% vào tháng 7 và tháng 8. Tuy nhiên, sang tháng 9, thị trường đã nhanh chóng có dấu hiệu phục hồi lại (khoảng 50%) so với với giai đoạn sốt hồi tháng 3.

Trong đó, chung cư và đất nền là hai phân khúc bắt đầu có sự phục hồi về mức độ quan tâm trong tháng 9.

"9 tháng vừa qua, giá rao bán bất động sản ở tất cả các phân khúc đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ. Riêng phân khúc căn hộ chung cư ghi nhận mức giá tăng 8%. Điều này chứng tỏ những tác động của dịch COVID-19 tới thị trường Hà Nội chỉ là ngắn hạn. Dự kiến 3 tháng cuối năm, lực cầu tại thị trường này sẽ phục hồi hoàn toàn bằng thời điểm tháng 4 và tháng 5", ông Hiếu nói.

Đánh giá về khu vực miền Bắc trong tháng 9, ông Hiếu cho biết, thị trường không chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi dịch bệnh. Nếu so với thời điểm tháng 5, mức độ quan tâm đến bất động sản Hải Phòng, Bắc Giang và Bắc Ninh vẫn duy trì ở mức gần 90% và Quảng Ninh gần 70%.

Trong đó, Hải Phòng có mức độ quan tâm đến bất động sản tăng ổn định 4% và 8% trong tháng 7, 8. Tại các địa phương từng là ổ dịch như Bắc Giang, Bắc Ninh, nhu cầu tìm kiếm bất động sản cũng ngược dòng thị trường với mức tăng ấn tượng.

Cụ thể, lượt quan tâm bất động sản tại Bắc Giang ghi nhận mức tăng trưởng theo tháng là 22% và 26% trong tháng 7 và 8/2021. Chỉ số này của Bắc Ninh lần lượt là 40% và 7%.

Nếu như trong tháng 6, Bắc Ninh và Bắc Giang là hai tỉnh có lượt quan tâm bất động sản sụt giảm mạnh nhất cả nước thì kể từ tháng 7 đến nay, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhu cầu bất động sản có sự phục hồi mạnh mẽ và liên tục.

Giá bất động sản giữ vững đà tăng

Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, dù nguồn cung rao bán và nhu cầu giảm mạnh, giá bất động sản tại Hà Nội và TP HCM trong quý III vẫn không có dấu hiệu giảm theo, thậm chí còn tăng mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, giá chào bán chung cư tại TP HCM trong tháng 8 có xu hướng đi ngang so với tháng 7 nhưng lại tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2020. Hà Nội tiếp tục ghi nhận giá rao bán căn hộ chung cư tăng 8% so với cùng kỳ.

Lý giải về tình trạng trên, ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng, nguồn cung khan hiếm cộng với dòng vốn đổ vào bất động sản tương đối dồi dào là những nguyên nhân chính.

Hiện nay, một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư cũng tạo áp lực tăng giá. Dù kinh tế khó khăn do dịch COVID-19 nhưng nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao. Càng trong lúc dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng an toàn.

Đáng chú ý, từ đầu năm 2021, dòng tiền đổ vào bất động sản tăng nhanh, nhiều nơi còn xảy ra tình trạng sốt đất. Nhu cầu đầu tư vào bất động sản trước khi dịch COVID-19 bùng phát chiếm đến 75%. Các tháng tháng gần đây, do giãn cách xã hội nên dòng tiền không trực tiếp chảy vào bất động sản mà tập trung vào chứng khoán. Nhưng sau đó dòng tiền sẽ lại quay trở về với bất động sản.

Hà Lê

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.