|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bão Yagi tác động như thế nào đến kinh tế tỉnh Thái Nguyên 9 tháng đầu năm?

07:00 | 12/10/2024
Chia sẻ
Theo Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, do ảnh hưởng của cơ bão số 3, giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm sâu 10,81% trong quý III. Tính chung 9 tháng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 5,56% so với cùng kỳ.

Theo Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, do ảnh hưởng của cơ bão số 3 gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp nên giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III giảm sâu 10,81% và giảm 0,49% trong 9 tháng. 

Tính chung 9 tháng, GRDP ước tăng 5,56% so với cùng kỳ (cao hơn mức tăng trưởng 4,35% của 9 tháng năm 2023, do tốc độ tăng trưởng quý II và quý III đều đạt cao hơn cùng kỳ).

Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên

IIP tăng 7,51%

So với tháng trước, nhịp độ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tháng 9 có phần chậm lại thể hiện ở chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) giảm 1,05% so với tháng trước do có 3/4 ngành công nghiệp cấp I có chỉ số giảm là: ngành khai khoáng giảm 9,29%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,99%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 2,74%; riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,86%.

Lũy kế 9 tháng, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh duy trì được đà tăng trưởng khá so với cùng kỳ khi tốc độ tăng IIP đạt 7,51% so với cùng kỳ (chỉ thấp hơn mức tăng 12,16% của 9 tháng năm 2022).

Trong đó, ngành khai khoáng giảm 1,55% (cùng kỳ giảm 2,46%); ngành chế biến, chế tạo tăng 7,7% (cùng kỳ tăng 4,39%); ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,65% (cùng kỳ tăng 4,39%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 21,54% (cùng kỳ tăng 10,4%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16,6% 

Theo quy luật hàng năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 9 thường có xu hướng tăng so với tháng trước do trong tháng có kỳ nghỉ lễ Quốc khánh và là “mùa tựu trường” của học sinh, sinh viên nên nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng tăng cao.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ước tính giảm so với tháng trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước đạt 6.456,1 tỷ đồng, giảm 4% so với tháng trước và tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 58.209 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 41.525 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ7 ; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, lữ hành ước đạt 10.121 tỷ đồng, tăng 18,5%8 ; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 6.563 tỷ đồng, tăng 13,4%.

(Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên).

759 doanh nghiệp thành lập mới 

Tính từ đầu năm đến ngày 15/9, toàn tỉnh có 759 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 6,2 nghìn tỷ đồng, giảm 33,1% về số lượng doanh nghiệp và giảm 53,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, có 357 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước; 812 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 12,5% so với so cùng kỳ và 529 doanh nghiệp đóng mã số thuế, giảm 21,4% so với cùng kỳ.

Tính chung 9 tháng, số doanh nghiệp gia nhập thị trường là 1.116 doanh nghiệp, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 1.341 doanh nghiệp giảm 3,9% so với cùng kỳ.

Tổng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 7,7% 

Trong 9 tháng , tổng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 34,42 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 21,883 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ và đạt 74,7% kế hoạchgiá trị nhập khẩu hàng hóa ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2024 ước tính dương 9,34 tỷ USD.

(Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên ).

Thu ngân sách Nhà nước 9 ước tăng 12,5%  

Trong 9 tháng, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 12.740 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ và đạt 65,3% dự toán. Trong đó, thu nội địa ước đạt 10.800 tỷ đồng, đạt 63,5% dự toán; thu xuất nhập khẩu ước đạt 1.860 tỷ đồng đạt 74,4% dự toán; các khoản ủng hộ đóng góp đạt 80 tỷ đồng.

Dự ước chi ngân sách địa phương đạt 10.294 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ và bằng 50,5% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước 21 đạt 2.912 tỷ đồng, bằng 42% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 6.322 tỷ đồng bằng 65,1% dự toán; chi trả lãi chính quyền địa phương ước đạt 58 tỷ đồng; chi chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, nhiệm vụ khác ước đạt 1.002 tỷ đồng.

Bình quân CPI tăng 3,65% 

Mặc dù là địa phương chịu ảnh hưởng của cơ bão số 3 gây nên tình trạng ngập lụt ở nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh nhưng do thực hiện tốt công tác đảm bảo nguồn cung hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Hơn nữa, công tác kiểm tra, giám sát thị trường được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện nên mặt bằng giá cả hàng hóa được đảm bảo, không xảy ra tình trạng biến động bất thường.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,32% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước (tháng 9/2023), CPI tháng 9 tăng 3,48%. Bình quân 9 tháng, CPI tăng 3,65% so với cùng kỳ năm 2023./


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngọc Bảo