|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường cà phê tháng 5: Giá cà phê phục hồi nhờ nguồn cung bị hạn chế

07:54 | 18/06/2020
Chia sẻ
Tháng 5, nguồn cung cà phê ở thị trường Việt Nam vẫn còn hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên.

Người trồng cà phê Việt Nam đang hứng chịu nhiều yếu tố cực đoan từ thời tiết, hạn hán trong những tháng đầu năm, về lâu dài sẽ khiến cây suy kiệt, giảm năng suất.

Xuất khẩu cà phê tháng 5/2020 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 218 triệu USD, giảm mạnh 21,6% về lượng và giảm 21,9% về trị giá so với tháng 4/2020, giảm 10,4% về lượng và giảm 8,2% về trị giá so với tháng 5/2019.

Trong tháng 5, giá cà phê thị trường trong nước biến động cùng xu hướng thị trường thế giới và bắt đầu phục hồi trên diện rộng trong nửa cuối tháng 5/2020.

So với tháng 4, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 700 – 900 đồng/kg lên mức 30.700 – 31.200 đồng/kg, giá cao nhất tại khu vực tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại khu vực tỉnh Lâm Đồng.

Theo Cục Xuất nhập khẩu tháng 5/2020, giá cà phê robusta trên thị trường thế giới tăng so với cuối tháng 4/2020; giá cà phê arabica giảm nhẹ.

Chỉ số giá tổng hợp ICO trong tháng 5 trung bình đạt 104,45 UScent/pound, thấp hơn 4,1% so với tháng 4 và đánh dấu tháng thứ hai giảm liên tiếp.

Theo báo cáo thị trường cà phê tháng 5/2020 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng trong năm 2019 - 2020 ước tính đạt 167,91 triệu bao, có thể vượt mức tiêu thụ 1,85 - 3,42 triệu bao tùy thuộc vào tác động của dịch COVID-19.

Xuất khẩu trong 7 tháng đầu niên vụ 2019 - 2020 đạt 72,78 triệu bao, giảm 3,8% so với 75,67 triệu bao trong cùng kì niên vụ 2018 - 2019. Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica giảm 7,7% xuống 45,27 triệu bao trong khi các lô hàng robusta tăng 3,3% lên 27,52 triệu bao.

Chi tiết báo cáo thị trường cà phê tháng 5 tại đây:

Đức Quỳnh, Tùng Lâm - Thiết kế: Bùi Đức

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.