|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 29/7/2022

07:25 | 05/08/2022
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát hành Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 29/7/2022.

 Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới

- Cao su: Quý II/2022, thị trường cao su bị tác động mạnh bởi tình hình dịch bệnh, khủng hoảng địa chính trị, chi phí vận tải cao, giá nhiên liệu cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

ANRPC dự báo nguồn cung cao su toàn cầu tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu trong các năm tới. 5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cao su của hầu hết các thị trường lớn trên thế giới tăng so với cùng kỳ năm 2021, trừ nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ giảm.

- Cà phê: Quý II/2022, giá cà phê thế giới nhìn chung ở mức thấp do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu. Tháng 7/2022, giá cà phê thế giới tiếp tục duy trì ở mức thấp.

- Hạt điều: Theo Tổng cục Phát triển Hạt điều và Ca cao (DCCD) Ấn Độ, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng, nhập khẩu hạt điều thô của Ấn Độ sẽ chạm mốc 1 triệu tấn trong năm nay. Theo Bộ Thương mại Ấn Độ, xuất khẩu hạt điều của nước này 5 tháng đầu năm 2022 đạt 22 nghìn tấn, trị giá 171,4 triệu USD, giảm 4,3% về lượng và giảm 5,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

- Rau quả: Châu Á chiếm 69% thị phần sản xuất dưa trên toàn cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Chilê xuất khẩu 1,82 triệu tấn trái cây tươi, đạt 3,9 triệu USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Trong quý II/2022, giá sắn tại Thái Lan tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, giá sắn tại Thái Lan có xu hướng giảm trở lại trong mấy tuần gần đây. 5 tháng đầu năm 2022, nhu cầu nhập khẩu sắn của các thị trường lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.

- Thủy sản: Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) dự báo 3 kịch bản cho ngành thủy sản toàn cầu vào năm 2050. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các thị trường lớn có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại so với các tháng đầu năm 2022.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc tăng 0,7% trong nửa đầu năm 2022.

Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước

- Cao su: từ tháng 5/2022 đến nay, giá cao su tại thị trường trong nước có xu hướng giảm. Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý 2/2022 tiếp tục phục hồi nhờ nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng.

- Cà phê: Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021 do năng suất thấp. Ngày 29/7, giá cà phê robusta tại thị trường nội địa tăng so với cuối tháng 6/2022.

Quý 2/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam gặp khó khăn do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách “zezo Covid” của Trung Quốc. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Đức, Pháp và Nhật Bản tăng.

- Hạt điều: Xuất khẩu hạt điều quý II tăng 37,5% về lượng và tăng hơn 40% về trị giá so với quý 1/2022, nhưng giảm 10% về lượng và giảm 11% về trị giá so với quý 2/2021. 5 tháng đầu năm 2022, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Mỹ, Đức, Trung Quốc, Anh tăng.

- Rau quả: Tháng 7/2022, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp, kim ngạch đạt 260 triệu USD, tăng 0,3% so với tháng 6/2022, nhưng vẫn giảm 1,8% so với tháng 7/2021. Thị phần hàng rau quả của Việt Nam tăng tại các thị trường nhập khẩu lớn, trừ thị trường Pháp, Canada và Nhật Bản.

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam trong quý II tiếp tục phục hồi nhờ nhu cầu sắn và các sản phẩm sắn toàn cầu tăng.

- Thủy sản: Sản lượng thủy sản nuôi trồng quý II tăng, trong khi sản lượng thủy sản khai thác giảm. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản trong quý II vẫn tăng trưởng khả quan.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước tính, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 7 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng 7/2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ trong tháng 7/2022 ước đạt 1,05 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng 7/2021. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Mỹ giảm. 

Bản tin chi tiết: 

Như Huỳnh

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.