Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 20/8/2021
Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới
- Cao su: Trong 10 ngày giữa tháng 8/2021, giá cao sugiá cao su trên các sàn giao dịch châu Á tăng.
- Cà phê: Giữa tháng 8/2021, giá cà phê thế giới tăng trở lại trước thông tin thời tiết tại miền Nam Brazil khô hạn và tồn kho tại nhiều thị trường tiêu thụ chính giảm.
- Hạt điều: Nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn cầu được dự báo tăng trưởng bình quân 4,6%/ năm trong giai đoạn 2021 – 2026.
- Rau quả: Trung Quốc cấm nhập khẩu nhãn từ Thái Lan do rệp sáp phá hoại. Trong nửa đầu năm 2021, Trung Quốc xuất khẩu và nhập khẩu trái cây tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2020.
- Sắn và sản phẩm từ sắn: Trong 20 ngày đầu tháng 8/2021, giá xuất khẩu tinh bột sắn và sắn lát tại Thái Lan có xu hướng giảm so với cuối tháng 7/2021, trong khi giá sắn nguyên liệu trong nước được điều chỉnh tăng.
- Thủy sản: Nhu cầu cá ngừ đóng hộp toàn cầu trong nửa đầu năm 2021 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 do lượng tồn kho của các nhà bán lẻ ở mức cao. Giá tôm nguyên liệu tại Ecuador và Ấn Độ ổn định và tăng; giá tôm tại Thái Lan giảm.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Ngành công nghiệp đồ nội thất của Malaysia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh giãn cách nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước
- Cao su: Giá mủ cao su nguyên liệu trong nước 10 ngày giữa tháng 8/2021 có xu hướng tăng theo giá của thị trường thế giới. Xuất khẩu cao su 15 ngày đầu tháng 8/2021 giảm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 2,3% trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng so với mức 1,6% của 6 tháng đầu năm 2020.
- Cà phê: Giá cà phê trong nước những ngày giữa tháng 8/2021 tăng theo giá thế giới. Trong 15 ngày đầu tháng 8/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam.
6 tháng đầu năm 2021, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Pháp giảm do nước này tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các thị trường cung cấp chính, trong khi giảm nhập khẩu từ Việt Nam.
- Hạt điều: Trong 15 ngày đầu tháng 8/2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giảm do tác động của dịch COVID-19. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng từ 38,58% trong 6 tháng đầu năm 2020, lên 53,16% trong 6 tháng đầu năm 2021.
- Rau quả: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 7/2021 giảm tháng thứ 3 liên tiếp do ảnh hưởng tiêu cực từ làn sóng COVID-19 lần thứ 4. Thị phần quả xoài, ổi, măng cụt (mã HS 080450) của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU tăng.
- Sắn và sản phẩm từ sắn: Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá sắn nguyên liệu tại các vùng không có nhiều biến động, nhiều nhà máy sản xuất tại Tây Ninh vẫn ngừng hoạt động.
Trong 15 ngày đầu tháng 8/2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng so với cùng kỳ năm 2020. 6 tháng đầu năm 2021, thị phần sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm so với cùng kỳ năm 2020.
- Thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu tháng 8/2021 đã bị tác động mạnh khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh buộc TP HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam phải áp dụng chỉ thị 16. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng từ 7,1% trong 6 tháng đầu năm 2020, lên 8,3% trong 6 tháng đầu năm 2021.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,58 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7,45 tỷ USD, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tăng trong tổng nhập khẩu của Australia.
Chi tiết bản tin: