|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 20/7/2021

14:12 | 22/07/2021
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát hành Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 20/7/2021.

Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới

- Cao su: Trong 10 ngày giữa tháng 7/2021, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan giảm so với 10 ngày trước đó. Trong khi đó, giá cao su tại Trung Quốc tăng, cho dù số liệu tồn kho cao su tự nhiên tại Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) tuần từ ngày 12/7 – 16/7/2021 tăng so với tuần trước đó. 

- Cà phê: Giữa tháng 7/2021, giá cà phê robusta và arabica toàn cầu tăng do thời tiết sương giá tại Brazil và báo cáo tồn kho ở Bắc Mỹ giảm. 

Hạt tiêu: Trong 19 ngày đầu tháng 7/2021, giá hạt tiêu xuất khẩu tại các thị trường biến động không đồng nhất. 

Chè: Người trồng chè tại Kenia đang chuyển dần sang trồng các loại cây khác do biến đổi khí hậu đe dọa việc trồng chè ở nước này. Xuất khẩu chè của Sry Lanka trong nửa đầu năm 2021 đạt 136.900 tấn, trị giá 650 triệu USD, tăng 10% về lượng và tăng 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Trong 10 ngày giữa tháng 7/2021, giá xuất khẩu sắn lát, tinh bột sắn của Thái Lan ổn định, giá thu mua tinh bột sắn tăng, giá sắn nguyên liệu giảm. 

- Thủy sản: Bộ Nghề cá Ấn Độ đã lên kế hoạch thiết lập giá sàn cho tôm cỡ 100 con/kg ở mức 200 Rupee/kg (tương đương 2,68 USD/kg). Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Na Uy đạt 53,7 tỷ NOK (tương đương 6,3 tỷ USD), tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020. 

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Tổng mức tiêu thụ đồ nội thất bọc nệm toàn thế giới đạt gần 70 tỷ USD. Tiêu thụ đồ nội thất văn phòng của châu Âu dự kiến sẽ phục hồi trong hai năm tới.

 Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước

Cao su: Trong 10 ngày giữa tháng 7/2021, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước biến động trong biên độ hẹp. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt 714.320 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 48,2% về lượng và tăng 88,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ tăng. 

Cà phê: Ngày 19/7, giá cà phê robusta tăng từ 0,6% 1,1% so với ngày 9/7/2021. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 843,32 nghìn tấn, trị giá 1,55 tỷ USD, giảm 10,3% về lượng và giảm 2,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Tháng 6/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 1.942 USD/tấn, mức giá trung bình cao nhất kể từ tháng 5/2018. 

- Hạt tiêu: Ngày 19/7/2021, giá hạt tiêu đen trong nước giảm từ 1,3 – 3,4% so với ngày 30/6/2021. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm 7,5% về lượng, nhưng tăng 39,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt trên 154.000 tấn, trị giá 496,84 triệu USD. 

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 65,84% trong 5 tháng đầu năm 2020 xuống 64,48% trong 5 tháng đầu năm 2021. 

- Chè: Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 58.100 tấn, trị giá 94,9 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần chè của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga giảm. 

- Sắn và sản phẩm từ sắn: 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam đạt 1,59 triệu tấn, trị giá 611,7 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng gần 30% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

- Thủy sản: Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 4,12 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 11,1% trong 6 tháng đầu năm 2020, xuống còn 10,2% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,2 tỷ USD, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 6,4 tỷ USD, tăng 76,4% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh giảm.

Chi tiết bản tin: 

 

Như Huỳnh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.