Bán cổ phần nhà nước vẫn nhỏ giọt?
Bộ Tài Chính yêu cầu trình phương án cổ phần hóa DNNN quản lý trước ngày 31/3 | |
Thủ tướng nhắc việc cổ phần hóa gắn với lên sàn |
Tại hội thảo kinh tế 2018, ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Công ty Deloitte Việt Nam cho biết, trong năm 2017, giá trị mua bán và sáp nhập (M&A) đạt 6 tỷ USD, phần lớn vẫn là "cuộc chơi" của các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong nước có Viettel, Vingroup, TTC, Petro Vietnam... Trong tương lai gần, ông Thinh dự đoán nhà đầu tư nước ngoài vẫn là thành phần tham gia chính.
Hiện tại, Chính phủ đã cổ phần hóa PV Oil, PV Power. Nhìn lại quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp trong thời gian qua, ông Thinh cho biết thực tế nhiều doanh nghiệp lớn đã được cổ phần, nhưng chỉ bán ra lượng cổ phiếu rất nhỏ, chẳng hạn cổ phần hóa Vietcombank. Đến hiện nay, tình trạng bán nhỏ giọt cổ phiếu vẫn tiếp diễn.
Ảnh minh họa. |
"Nếu chúng ta tiếp tục thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, thị trường chứng khoán sẽ có thêm nhiều hàng hóa và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia".
Ông Thịnh cho rằng, khi thị trường có nhiều hàng hóa sẽ phản ánh thực chất thị trường hơn, nếu ít hàng hóa sẽ làm méo mó thị trường.
Về việc thành lập "siêu ủy ban" quản lý vốn Nhà nước, ông Thịnh nghĩ rằng đây là một hướng đi tốt và lớn khi Chính phủ tách bộ ngành ra khỏi doanh nghiệp.
Tuy nhiên "siêu ủy ban" đó thực hiện công việc như thế nào, chúng ta cũng chưa được rõ, ngay cả những ai sẽ tham gia vào bộ máy đó.
Tiến sĩ Võ Trí Thành cho biết, năm 2017 có 21 doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn của Nhà nước, năm 2018 có 64 doanh nghiệp nhà nước. Tổng cộng có 85 doanh nghiệp sẽ được Nhà nước thoái vốn và cổ phần hóa. |