|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Bắc Ninh điều chỉnh quy hoạch KĐT 200 ha của Phú Mỹ Hưng

20:46 | 10/12/2021
Chia sẻ
KĐT Hồng Hạc - Xuân Lâm có chủ đầu tư ban đầu là CTCP Đầu tư Công đoàn Ngân hàng Công thương. Năm 2016, dự án này đã được chuyển nhượng cho Phú Mỹ Hưng.
Bắc Ninh điều chỉnh quy hoạch KĐT sinh thái gần 200 ha của nhóm doanh nghiệp Phú Mỹ Hưng - Ảnh 1.

Khu vực sẽ xây dựng KĐT Hồng Hạc - Xuân Lâm. (Ảnh: CTA Việt Nam).

Đầu tháng 12, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị (KĐT) sinh thái Hồng Hạc - Xuân Lâm tại huyện Thuận Thành.

KĐT Hồng Hạc - Xuân Lâm có diện tích khoảng 198,5 ha, được Sở Xây dựng Bắc Ninh phê duyệt ngày 17/5/2010. Đến nay, dự án đã hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Tỉnh Bắc Ninh cho hay, lý do điều chỉnh quy hoạch dự án bởi ranh giới quy hoạch có sự chồng lấn với đất chùa thôn Thanh Bình và đường giao thông xã; đất xây dựng công trình công cộng, bãi đỗ xe, cây xanh phân bố chưa hợp lý; loại hình nhà ở xã hội liên kế thấp tầng không còn phù hợp với chính sách phát triển nhà ở xã hội.

Mặt khác, tại thời điểm phê duyệt quy hoạch, quy chuẩn quy hoạch của dự án đến nay đã không còn phù hợp với quy chuẩn hiện hành.

Sau khi điều chỉnh, dự án có quy mô 197,8 ha (giảm 0,7 ha), thuộc địa phận xã Xuân Lâm, Ngũ Thái, Song Liễu, huyện Thuận Thành; dân số tăng từ 11.320 người lên thành 27.700 người. Về tính chất, đây là KĐT sinh thái với mật độ dân số thấp.

Diện tích đất trung tâm công cộng và thương mại, dịch vụ của dự án giảm 3,1 ha xuống 27,2 ha; đất ở giảm 2,6 ha xuống còn 69,5 ha; đất cây xanh, thể dục thể thao, mặt nước giảm 6,1 ha xuống 38,8 ha; đất giao thông và bãi đỗ xe tăng 11,7 ha lên 61,9 ha.

Trong đó, điểm nhấn của KĐT là tòa nhà hỗn hợp cao tối đa 25 tầng ở cửa ngõ phía Bắc và tòa trung tâm thương mại hỗn hợp cao tối đa 25 tầng tại vị trí trung tâm dự án.

Theo tìm hiểu của người viết, chủ đầu tư của KĐT Hồng Hạc - Xuân Lâm là CTCP Đầu tư Công đoàn Ngân hàng Công thương. Doanh nghiệp này được thành lập vào năm 2009, có trụ sở tại phố Chùa Thầm, xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

Handico 36 là thành viên của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico), đơn vị có tiếng trên thị trường bất động sản với loạt dự án lớn ở Thủ đô như KĐT Trung Hòa - Nhân Chính, Nam Trung Yên, Mễ Trì Hạ, Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, Đại Kim - Định Công, Sài Đồng - Long Biên, Vĩnh Hoàng, Trung Văn, Thạch Bàn - Long Biên, Nhà ở CT3 Lê Đức Thọ,...

Về phía Hateco, doanh nghiệp có trụ sở tại Thái Bình được biết đến với chuỗi dự án nhà ở như Hateco Laroma, Hateco Green Park, Hateco Green City, Hateco Apollo, KĐT Trần Lãm, Hateco Hoàng Mai,...

Trước thời điểm 20/5/2015, doanh nghiệp có vốn điều lệ 320 tỷ đồng, trong đó Công đoàn VietinBank sở hữu 75% vốn điều lệ; CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Hà Nội 36 (Handico 36) sở hữu 5% và CTCP Đầu tư Hạ tầng và Công trình Kiến trúc Hà Nội (Tập đoàn Hateco).

Đến 20/5/2015, Handico 36 và Hateco sau đó lần lượt thoái vốn khỏi CTCP Đầu tư Công đoàn Ngân hàng Công thương. 

Lúc này, Công đoàn VietinBank (đại diện là ông Nguyễn Văn Du, bà Nguyễn Hồng Vân và ông Cát Huy Long) nắm 98,9% vốn điều lệ doanh nghiệp; còn lại là các cổ đông khác không được công bố. 

Bắc Ninh điều chỉnh quy hoạch KĐT sinh thái gần 200 ha của nhóm doanh nghiệp Phú Mỹ Hưng - Ảnh 3.

Toàn cảnh KĐT Phú Mỹ Hưng. (Ảnh: Phú Mỹ Hưng).

Tháng 3/2016, Công đoàn VietinBank đã chuyển nhượng lại toàn bộ sở hữu tại doanh nghiệp dự án là CTCP Đầu tư Công đoàn Ngân hàng Công thương, chính thức rút khỏi KĐT Hồng Hạc - Xuân Lâm. Đến tháng 6 cùng năm, danh sách cổ đông mới của CTCP Đầu tư Công đoàn Ngân hàng Công thương được công bố.

Cụ thể, ba cổ đông mới gồm: Công ty TNHH Tân Thuận (0,16%); Công ty TNHH Nam Sài Gòn Residences (0,16%) và Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (99,68%). Ông Tseng Fan Chih (Đài Loan) đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp thay bà Nguyễn Mai Hoa trước đó. 

Đáng chú ý, cả ba pháp nhân này đều thuộc nhóm doanh nghiệp Phú Mỹ Hưng - chủ đầu tư của KĐT Phú Mỹ Hưng hơn 600 ha ở quận 7, TP HCM.

Phú Mỹ Hưng tiền thân là Công ty TNHH Liên Doanh Phú Mỹ Hưng được thành lập năm 1993, là liên doanh giữa Công ty TNHH MTV Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty Phú Mỹ Hưng Asia Holdings (trước đây là Tập đoàn Central Trading & Development - CT&D Đài Loan).

Tiếp đến là Tân Thuận, doanh nghiệp này cũng được thành lập bởi liên doanh IPC và Phú Mỹ Hưng Asia Holdings, hiện đang đầu tư kinh doanh Khu chế xuất Tân Thuận, cũng ở quận 7, TP HCM.

Về phần Nam Sài Gòn Residences, tại ngày 20/12/2019, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 2.670 tỷ đồng, trong đó Phú Mỹ Hưng nắm 99,8% vốn điều lệ.

Trở lại với CTCP Đầu tư Công đoàn Ngân hàng Công thương, tại lần đăng ký thay đổi mới nhất tháng 7/2020, cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp tiếp tục thay đổi. Cụ thể, Phú Mỹ Hưng rời khỏi danh sách cổ đông, Nam Sài Gòn Residecens nâng sở hữu lên 99,68%, pháp nhân mới là Công ty TNHH Phát triển Phú Thế Vượng sở hữu 0,16%.

Trong đó, Phú Thế Vượng đồng thời cũng đang là cổ đông của Nam Sài Gòn Residecens.

Hoàng Huy