Ba điều châu Á cần phải làm để thực sự đánh bại COVID-19
Đối với nhiều người di cư Trung Quốc sống tại Singapore, quyết định ngày 3/4 về việc áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn để ngăn chặn COVID-19 đã được người dân chờ đợi từ lâu, và cho rằng đó mới là biện pháp giảm thiểu dịch bệnh hữu hiệu. Nhận thức một cách sâu sắc về sức tàn phá của COVID-19 ở Trung Quốc đại lục trong vài tháng qua, họ cảm thấy kinh hãi khi các trường học ở Singapore vẫn mở cửa, và hầu hết mọi người trên đường đều không đeo khẩu trang.
Các biện pháp đã được đưa ra khi số lượng trường hợp mắc COVID-19 tại Singapore tăng mạnh trong những tuần gần đây, cùng với xu hướng lây nhiễm đáng lo ngại hơn trong cộng đồng.
Vào thứ 3 tuần này, tất cả các trường học đã chuyển sang phương pháp học tập tại nhà trong 4 tuần, ngoại trừ những nơi cung cấp các dịch vụ thiết yếu, các cửa hàng và doanh nghiệp cũng đều phải đóng cửa.
Đáng chú ý, chính phủ cũng đã thay đổi quan điểm về khẩu trang. Nó không còn khiến cho người dân nản lòng khi đeo. Các quốc gia khác ở Đông Á có thể sớm theo sau bằng cách đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, vì gần đây số ca nhiễm tại khu vực này đang gia tăng.
Sự thay đổi này hoàn toàn trái với những lời tán dương trước đó về Đông Á trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Ví dụ, các phương pháp theo dõi ca nhiễm tại Singapore vào tháng 2, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, là "tiêu chuẩn vàng" trong cuộc chiến chống COVID-19.
Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc - Kang Kyung-wha, đã được mời để chia sẻ kinh nghiệm chống dịch của đất nước mình, tại một cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Nhật Bản và Đài Loan cũng đã nhận được những lời tán dương trên thế giới, vì những nỗ lực của họ trong việc ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.
Thật vậy, không có gì lạ khi tình hình đã được kiểm soát ở Đông Á do những nước này gần với Trung Quốc đại lục, nơi dịch bệnh bắt nguồn, và số lượng các ca nhiễm mới như đã thấy ở một số nước đang phát triển trên thế giới cho đến nay đã giảm đi. Điều đáng chú ý hơn nữa, là việc này xảy ra mà không hề áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt, như phong tỏa và đóng cửa kinh tế.
Những bài học từ Đông Á trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19
Điều đầu tiên phải bàn đó là kinh nghiệm chiến đấu với dịch bệnh trong quá khứ, như SARS và MERS, đã giúp Đông Á tránh được mối hiểm họa chết chóc. Mặc dù điều này nghe có vẻ hợp lí, nhưng COVID-19 không giống như bất kì dịch bệnh nào từng xảy ra trong lịch sử, và nó có thể để lại những hậu quả khôn lường nếu được xử lí bằng các biện pháp chính sách đã sử dụng trong quá khứ.
Ví dụ, hiện nay số người lây truyền COVID-19 sang người khác mà không biểu hiện triệu chứng khá phổ biến, đó là một khả năng khác biệt của loại virus này, khiến cho việc áp dụng các quy tắc và thực tiễn hiện có, dựa trên những kinh nghiệm trong việc ngăn ngừa dịch bệnh trong quá khứ, không thể lường trước được khi chiến đấu với COVID-19.
Điều thứ hai đó là tầm quan trọng về giá trị của châu Á, đề cao chủ nghĩa tập thể hơn là chủ nghĩa cá nhân - là một trong những lí do chính đằng sau sự thành công của Đông Á trong việc phòng chống đại dịch COVID-19.
Điều thứ ba đó là các lãnh đạo chính trị đóng vai trò quyết định trong việc chỉ đạo phòng chống COVID-19 ở Đông Á.
Trong khi việc xử lí đại dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thấy nhiều bằng chứng về hậu quả của việc thiếu tính lãnh đạo chính trị, thì một loạt các nhân vật không phải là các chính trị gia cũng đã đứng lên chỉ đạo, như các chuyên gia y tế công cộng, các nhà khoa học, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và lãnh đạo khu vực tư nhân.
Ví dụ, trong trường hợp của Hong Kong, niềm tin của công chúng vào chính phủ đã ở mức thấp nhất kể từ trước tới nay, do các cuộc biểu tình chống chính phủ, và sẽ không thực tế nếu chỉ dựa vào sự lãnh đạo chính trị trong công tác phòng chống đại dịch.
Mặc dù không có quốc gia nào được dự báo là sẽ nổi lên từ cuộc khủng hoảng COVID-19 mà vẫn bình an vô sự, nhưng một số quốc gia và thành phố sẽ làm tốt hơn những nơi khác. Đông Á có thể tiếp tục thành công trong cuộc chiến với COVID-19 và sẽ để lại những bài học quý giá cho thế giới, nhưng các nhà lãnh đạo từ cả khu vực công và tư nhân phải thể hiện sự thận trọng khi đưa ra các nghị quyết lớn. Họ phải không ngừng thách thức các giả định chính trong các quyết định của mình, bằng cách suy nghĩ dựa trên chiến lược ba chiều: suy nghĩ trước, suy nghĩ lại và suy nghĩ xuyên suốt.
Suy nghĩ trước
Một bài học quan trọng từ sự thành công của Đông Á, cho đến nay đó là hãy hành động sớm.
Hạn chế đi lại, xét nghiệm virus và theo dõi liên lạc, cho phép các quốc gia Đông Á tránh phải sử dụng các chiến lược ngăn chặn sự bùng phát quyết liệt hơn, và có thể tốn kém hơn, chẳng hạn như phong tỏa toàn quốc và ngừng hoạt động kinh tế. Họ phải tiếp tục suy nghĩ trước, bằng cách theo dõi các khủng hoảng hoặc cơ hội mới trong nhận thức và sẵn sàng hành động kịp thời.
Ví dụ, các biện pháp ban đầu có thể được thực hiện để giảm thiểu rủi ro kinh tế và xã hội tiềm ẩn, khi khủng hoảng kinh tế và xã hội xảy ra. Với những thay đổi không thể tránh khỏi đối với hệ thống toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là chuỗi cung ứng toàn cầu, hành động sớm có thể cho phép họ giảm thiểu chi phí vận chuyển trong khi tìm cách phát triển các lĩnh vực thế mạnh mới.
Suy nghĩ lại
Thành công ban đầu có thể tạo ra điểm mù cho những người ra quyết định. Nó có thể dẫn đến việc hạn chế những thay đổi cần thiết khi hoàn cảnh thay đổi.
Các quốc gia Đông Á không nên hiểu lầm rằng, sự tán dương của thế giới về các phương pháp chống dịch hiện tại của họ, cũng như sự ghi nhận từ WHO, đồng nghĩa với việc họ đã có giải pháp tối ưu trong tay. Thay vào đó, phải tìm kiếm bằng chứng và thay đổi mới có thể thách thức các giả định của các chính sách, hoặc biện pháp hiện có và sẵn sàng sửa đổi, hoặc thậm chí đảo ngược hoàn toàn các quyết định đã được chứng minh trước đó.
Suy nghĩ xuyên suốt
Ngày càng rõ ràng rằng, các tác động của chính sách và biện pháp được áp dụng bởi từng quốc gia không chỉ bởi các phản ứng trong nước, mà còn bởi các biện pháp được áp dụng ở các quốc gia khác, do tính chất toàn cầu của đại dịch.
Ví dụ, các chiến lược giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh ở Đông Á có thể phù hợp, nếu tất cả các quốc gia cùng áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt giống như ở Trung Quốc. Nhưng hiệu quả của các chiến lược đó có thể bị suy yếu nếu các quốc gia khác nhau sử dụng các chiến lược khác nhau, với mức độ thành công khác nhau.
Suy nghĩ xuyên suốt giúp họ có thể học hỏi từ những thành công và thất bại trong nỗ lực ngăn chặn trên khắp các địa phương khác nhau.
Vẫn còn quá sớm để nói về một viễn cảnh đẹp và phép màu ở Đông Á khi chiến đấu với COVID-19. Nhưng những thay đổi vượt trội ở Đông Á trong vài thập kỉ qua thực sự rất phi thường, và chúng ta nên trông cậy vào những điều kì diệu sẽ xảy ra trong việc chống lại đại dịch.