Bà Trương Mỹ Lan cho rằng vừa được tiếp cận tài liệu mới, phát hiện bị buộc trách nhiệm đối với các khoản vay 125.000 tỷ đồng của khách hàng tại SCB, từ trước khi bà tham gia tái cơ cấu.
Tòa cho rằng bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lợi dụng kẽ hở trong việc phát hành trái phiếu, thanh toán quốc tế để lừa tiền trái chủ, chuyển hàng trăm nghìn tỷ qua biên giới, rửa tiền.
HĐXX cho rằng bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối để phát hành trái phiếu, sau đó SCB có hàng loạt hoạt động dụ dỗ người gửi tiền mua trái phiếu.
Bị cáo Lan cam kết sẽ khắc phục toàn bộ hậu quả cho các bị hại và đề nghị Hội đồng xét xử thu hồi các khoản tiền bị cáo đã chuyển cho các đối tác và các khoản tiền mà họ đã vay mượn của bị cáo.
Ngày 24/9, Tòa án Nhân dân TP HCM tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần đặt câu hỏi của luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Bà Trương Mỹ Lan khai nhận đã mời lãnh đạo SCB, TVSI, Vạn Thịnh Phát tới ăn trưa để bàn kế hoạch phát hành trái phiếu, huy động nguồn tiền cho hoạt động của SCB.
Trương Huệ Vân thừa nhận đã ký nhiều hợp đồng mua trái phiếu khống trị giá 13.000 tỷ đồng do các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phát hành, theo lệnh của bà Trương Mỹ Lan.
Cơ quan điều tra cho biết bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nắm giữ 82% vốn góp tại FWD Assurance Việt Nam, tiền thân là liên doanh giữa Vietcombank và BNP Paribas Cardif và SeABank. Phần vốn này được giao cho 5 cá nhân và hai công ty đứng tên.
Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, bị cáo buộc vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD (khoảng 106.730 tỷ đồng) qua biên giới trong 10 năm; rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng.
Trương Khánh Hoàng thừa nhận khi là quyền Tổng giám đốc SCB đã nhiều lần được bà Trương Mỹ Lan cho tiền, cổ phần trị giá hơn 100 tỷ đồng, được trả lương 130-500 triệu đồng, vì giúp rút tiền trái phép.