|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ba nước châu Âu ngừng nhập khí đốt Nga

10:00 | 03/04/2022
Chia sẻ
Kể từ ngày 1/4, ba nước vùng Baltic, gồm Latvia, Estonia và Litva không còn nhập khẩu khí đốt của Nga. Tổng thống Litva Gitanas Nauseda kêu gọi các thành viên trong EU làm theo các động thái của Baltic.

Một quan chức Latvia nói rằng các nước vùng Baltic không còn nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, theo AFP.

Cụ thể, ngày 2/4, ông Uldis Bariss, giám đốc điều hành kho chứa khí đốt tự nhiên Conexus Baltic Grid của Latvia thông tin: "Kể từ ngày 1/4, khí đốt tự nhiên Nga không còn chảy sang Latvia, Estonia và Litva. Và hiện, thị trường vùng Baltic đang được cung cấp bởi lượng khí đốt được dự trữ dưới lòng đất ở Latvia.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về việc chúng tôi có còn tin tưởng nguồn cung từ Nga hay không? Thì những sự kiện hiện tại cho thấy rõ ràng chúng tôi thấy không còn sự tin tưởng nào nữa”.

Litva là quốc gia châu Âu đầu tiên tuyên bố ngưng mua khí đốt Nga. (Ảnh: Tsoua)

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách tận dụng vị thế của một cường quốc năng lượng của Nga để gây sức ép với các nước nhập khẩu.

Sau khi nền kinh tế bị tê liệt vì hàng loạt lệnh cảnh báo, Nga yêu cầu các nước thành viên của EU thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.

Trước đó, vào ngày 31/3, ông Putin đã tuyên bố các hợp đồng khí đốt hiện tại sẽ bị dừng nếu các khoản thanh toán không được thực hiện.

Đầu tháng 3, Mỹ đã quyết định cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, còn EU đã giữ lại các hợp đồng mua khí đốt từ Moscow trong khi Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu.

Tổng thống Litva Gitanas Nauseda kêu gọi các thành viên còn lại trong EU làm theo các động thái của Baltic.

"Kể từ tháng này - không còn khí đốt của Nga ở Lithuania. Nếu chúng tôi làm được, các nước khác ở châu Âu cũng có thể làm được!" ông Gitanas Nauseda chia sẻ trên Twitter.

Hoàng Anh

ĐHĐCĐ DIG: Muốn làm hai thành phố y tế - nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa, tham vọng ở mảng KCN, năng lượng
Sau hơn hai giờ chờ đợi thêm, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG đã đủ điều kiện tiến hành. Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn chia sẻ về tham vọng của DIG ở các lĩnh vực mới từ thành phố y tế - nghỉ dưỡng đến khu công nghiệp, điện tái tạo...