|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bà Nguyễn Thị Như Loan rời ghế Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai sau 13 năm

07:46 | 11/08/2020
Chia sẻ
Theo nghị quyết của HĐQT Quốc Cường Gia Lai, ông Lại Thế Hà sẽ thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan giữ vị trí Chủ tịch HĐQT từ ngày 10/8.

CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã: QCG) vừa thông tin đã miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan từ ngày 10/8 theo qui định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 71 về việc Chủ tịch HĐQT công ty đại chứng không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc.

Đồng thời, Quốc Cường Gia Lai bổ nhiệm ông Lại Thế Hà, Phó Tổng giám đốc kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch thay bà Như Loan.

Được biết, bà Nguyễn Thị Như Loan đã giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của QCG từ năm 2007. Hiện, bà Như Loan là cổ đông lớn nhất của công ty với tỉ lệ sở hữu 37,05% vốn điều lệ.

Về phía tân Chủ tịch Lại Thế Hà cũng có gần 14 năm đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT tại Quốc Cường Gia Lai. 

Trước khi có sự thay đổi trong ban lãnh đạo, tình hình kinh doanh của công ty trong quí gần nhất kém khởi sắc. Theo đó, mặc dù công ty đã tiến hành bàn giao căn hộ cho khách hàng trong quí II kéo doanh thu thuần cao gấp 4,8 lần cùng kì năm ngoái, đạt gần 947 tỉ đồng nhưng LNST chỉ hơn 18 tỉ đồng, giảm 43% so với cùng kì.

Thậm chí, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ gần 4 tỉ đồng, mức thấp nhất kể từ quí IV/2016.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Quốc Cường Gia Lai đạt hơn 1.028 tỉ đồng doanh thu thuần và hơn 26 tỉ đồng lãi ròng, tăng 79% về doanh thu nhưng giảm 28% về lợi nhuận so với quí II năm ngoái. 

Trước đó, vào giữa tháng 6, Quốc Cường Gia Lai đã chuyển nhượng dự án Khu căn hộ cao cấp Sông Đà Riverside tại quận Thủ Đức, TP HCM rộng hơn 28.168 m2 cho CTCP Đầu tư LDG (LDG Group, mã: LDG). Hoàn tất thương vụ, dự án được đổi tên thành Khu căn hộ cao cấp LDG River, có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4.153 tỉ đồng.

Thu Thủy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.