Bà Đặng Ngọc Lan nói gì về việc ứng viên nhóm cổ đông ‘bầu’ Kiên không được NHNN xem xét
ACB báo lãi hơn 1.490 tỷ đồng trong quý I | |
ĐHĐCĐ ACB: Giữa ồn ào phản đối của nhóm ‘bầu’ Kiên, ông Trần Hùng Huy tiếp tục trúng cử chức Chủ tịch ACB |
Ứng viên của nhóm “bầu” Kiên không được ACB xem xét một cách bình thường?
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sáng nay, ông Nguyễn Duy Hưng - ứng viên được nhóm cổ đông liên quan đến “bầu” Kiên (sở hữu 10,45%) đề cử làm thành viên HĐQT ACB đã không được NHNN phê chuẩn vào danh sách bầu tại đại hội.
Ông Nguyễn Duy Hưng (từng là Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín - VietBank , nơi gia đình "bầu" Kiên nắm 16% vốn), hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật TNHH Diên Hồng, Công ty TNHH Quản lý Tài sản Việt) |
Theo đó, ngay những phút đầu, nhóm cổ đông này đã lên tiếng phản đối danh sách ứng viên được lãnh đạo ACB công bố tại đại hội.
Theo nhóm này, ngày 13/2, họ có gửi danh sách ứng viên ứng cử vào HĐQT ACB, tuy nhiên đến hôm nay (19/4), khi đại hội diễn ra không có tên ứng viên của nhóm. Nhóm cổ đông này cũng đặt nghi vấn về tư cách của ông Nguyễn Duy Hưng bị ACB bác bỏ.
Trước phản ứng trên, đại diện Ban Kiểm soát ACB, ông Huỳnh Nghĩa Hiệp cho hay HĐQT có nhận 1 văn bản của cổ đông tên Đào Vũ vào hôm qua (18/4) yêu cầu phản hồi về ứng viên ứng cử vào HĐQT. Tuy nhiên đến chiều 18/4, phía NHNN mới có phản hồi về danh sách nên ngay tại đại hội này mới công bố cho cổ đông. Trong đó, NHNN chỉ chấp thuận 8 thành viên HĐQT, 4 thành viên BKS đủ điều kiện để bầu vào hôm nay.
Đối với ông Đỗ Minh Toàn (hiện là TGĐ ACB) và ông Nguyễn Văn Hòa (Phó TGĐ ACB), NHNN cho biết sẽ có ý kiến đánh giá sau; còn lại ông Nguyễn Duy Hưng (ứng viên của nhóm cổ đông) NHNN không có phản hồi. |
Cụ thể HĐQT gồm ông Trần Hùng Huy (Chủ tịch đương nhiệm), Ông Nguyễn Thành Long (Phó Chủ tịch), Ông Dominic Timothy Charles Scriven, Bà Đinh Thị Hoa, bà Đặng Thu Thủy, Ông Đàm Văn Tuấn, Ông Võ Văn Hiệp (ứng viên mới, hiện là CEO CVC Asia Pacidic), Ông Huang Yuan Chiang (ứng viên mới, hiện là chuyên gia tư vấn). BKS gồm Ông Huỳnh Nghĩa Hiệp (đang là Trưởng BKS ACB), Bà Hoàng Ngân, Bà Nguyễn Thị Minh Lan, Bà Phùng Thị Tốt.
BKS ACB khẳng định HĐQT ACB có gửi đầy đủ danh sách, lý lịch 11 ứng viên (trong đó có ứng viên của nhóm cổ đông 10,45%) cho Thống đốc NHNN và cơ quan giám sát NHNN. Thông tin ACB gửi hồ sơ và đăng trên web Ngân hàng đều chính xác.
Luật sư đại diện ACB cũng cho biết, nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên), bà Đặng Ngọc Lan (vợ ông Kiên) vốn đang có nhiều cổ đông mâu thuẫn pháp lý với ngân hàng ACB về nợ xấu và nhóm 6 Công ty trước đây. ACB có xin ý kiến NHNN hướng dẫn về ông Nguyễn Duy Hưng.
Tuy nhiên, tại đại hội, bà Đặng Ngọc Loan bày tỏ sự nghi ngờ việc ứng viên của nhóm “bầu” Kiên không được ACB xem xét một cách bình thường, mà HĐQT bày tỏ sự phân vân thông qua cách đặt vấn đề lên NHNN, khiến cho tờ trình phải thận trọng xem xét.
Bà Đặng Ngọc Lan. (Ảnh:TV). |
"Nhóm cổ đông "bầu" Kiên không mâu thuẫn pháp lý với ACB"
Đối với chia sẻ của Luật sư phía ACB nói trường hợp nhóm cổ đông “bầu” Kiên có mâu thuẫn về pháp lý với ACB, theo bà Lan, ý kiến này không chính xác.
Bà Lan cho hay gia đình bà đã đầu tư vào ACB hơn 25 năm qua nên hiểu rõ quyền ứng cử thành viên HĐQT và BKS tại Ngân hàng. “Chúng tôi chỉ là một cổ đông thiểu số trong số cổ đông khác của 4 công ty đó. Trước đây các công ty này có giao dịch tín dụng tại ACB, vì lý do bất khả kháng nên quá trình xử lý gặp một số khó khăn. Dù với tư cách cổ đông là thiểu số nhưng chúng tôi đã phối hợp với cổ đông khác trong nhóm công ty đó, đã và sẽ cố gắng xử lý để không ảnh hưởng đến ACB, không để ACB bị thiệt hại”.
Bà Lan cho biết thêm: “Trong sự kiện của ông Kiên, chúng tôi chịu rất nhiều sức ép giải quyết các vấn đề phát sinh dù không phải chúng tôi gây ra, không phải nguyên nhân từ chúng tôi”.
Theo đó, bà Lan khẳng định rằng nếu việc xử lý các khoản nợ nay được tiếp tục một cách chuyên nghiệp, công bằng và đúng pháp luật, đúng thời điểm thì ACB sẽ không bị thiệt hại, không bị mất tiền.
“Quyền lợi ACB, gia đình tôi và cổ đông khác trong nhóm 6 công ty không hề mâu thuẫn. ACB thịnh vượng là sự thịnh vượng của gia đình chúng tôi”, bà Lan nêu quan điểm.
Trong khi đó, trước yêu cầu của nhóm cổ đông về việc ACB cần gửi phản hồi ứng viên của họ, Luật sư ACB dẫn luật và khẳng định ACB không có nghĩa vụ gửi văn bản phản hồi cho nhóm cổ đông về việc này.
Trước giải thích này, bà Lan nêu quan điểm về quyền của nhóm cổ đông cần được bảo vệ. Đồng thời bà đề nghị Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy ghi nhận ý kiến của bà tại đại hội, trình NHNN xem xét bầu bổ sung ông Hưng cùng ông Hòa, Toàn trong đại hội tới nhằm đảm bảo quyền cổ đông được tôn trọng. “Bởi đề cử của cổ đông không được phê chuẩn, không có trả lời của NHNN, không có phản hồi của HĐQT, chúng tôi rất thắc mắc, chúng tôi có quyền đặt vấn đề”, bà Lan nêu ý kiến.
Cũng tại đại hội, cổ đông đại diện sở hữu 3,38% vốn ACB đặt câu hỏi với HĐQT vì sao ông Hưng không được NHNN phản hồi, ông Trần Hùng Huy trả lời rằng nếu cổ đông muốn biết thì có thể hỏi trực tiếp lên NHNN.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/