|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

ASEAN sẽ là thị trường màu mỡ nhất của công nghệ tài chính

10:41 | 30/12/2018
Chia sẻ
Các nước ASEAN là thị trường tiềm năng nhất đối với sự phát triển của công nghệ tài chính nhờ dung lượng thị trường lớn và mức độ phổ biến của ngân hàng thấp.
asean se la thi truong mau mo nhat cua cong nghe tai chinh 5 dự báo xu hướng công nghệ tài chính năm 2019

Công nghệ tài chính (fintech) đang là chủ đề hấp dẫn. Fintech nhanh chóng trở nên phổ biến do nhiều quốc gia đang trải qua sự chuyển đổi số hoàn toàn. Một báo cáo gần đây của tập đoàn kiểm toán Deloitte tuyên bố các quốc gia ASEAN có tiềm năng cao nhất trong thị trường fintech tới năm 2020. Viễn cảnh ấy sẽ xảy ra nhờ sự phát triển của cả công nghệ tài chính lẫn những dòng vốn đầu tư mà giới quan sát dự đoán tăng trên 20-30% so với năm trước.

Giải pháp tài chính toàn diện cần tới công nghệ tài chính

Hơn 60 doanh nghiệp fintech đồng quan điểm về những nhân tố thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của fintech. Cuộc thăm dò ý kiến mà Deloitte công bố gần đây cho thấy dung lượng thị trường là động lực chính đối với ngành trên toàn thế giới. Phần lớn doanh nghiệp trả lời khảo sát tỏ ra lạc quan về cơ hội ở Bắc Mỹ (96%), ASEAN (94%) và châu Âu (92%) và coi châu Mỹ Latin là khu vực tụt lại phía sau (81%).

asean se la thi truong mau mo nhat cua cong nghe tai chinh
Cho vay trực tuyến và nhiều dịch vụ tài chính cá nhân khác sẽ phát triển mạnh ở Đông Nam Á nhờ sự ra đời của các công ty công nghệ tài chính. Ảnh: sampost.com

Đồng thời, 89% công ty tham gia khảo sát đề cập tới tình trạng ngân hàng mới chỉ phục vụ một tỷ lệ thiểu số trong dân là nguyên nhân khiến các nước ASEAN trở thành tiền tuyến trong sự phát triển của công nghệ tài chính. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng sự cởi mở của khách hàng Đông Nam Á đối với những công nghệ và sản phẩm mới dã thúc đẩy những thay đổi tích cực trong hệ sinh thái công nghệ. Tất cả những nhân tố đó hứa hẹn thúc đẩy mạnh sự phát trienr của fintech ở ASEAN trong 1-3 năm tới.

Mặc dù nhiều nước ASEAN vẫn là thị trường mới nổi, sự thiếu vắng giải pháp tài chính toàn diện đã trở thành động lực chính đối với ngành và cho phép các nước đưa chuyên gia và công nghệ tiên tiến từ những nước phát triển. Trong năm 2017, ngành fintech ở ASEAN đạt doanh thu 5,7 tỷ USD,chỉ kém Mỹ 25%. Vào cuối năm nay, thị trường có thể chứng kiến mức tăng trưởng trên 20-30% dựa vào những kết quả trong quý đầu năm, theo báo cáo của Deloitte.

Tương lai sáng lạn của công nghệ tài chính ở ASEAN

Báo cáo của Deloitte cũng nhấn mạnh thêm rằng cho vay trực tuyến được coi là hướng hứa hẹn nhất ở châu Á do đóng góp của châu lục đối với tiếp cận tài chính toàn diện.

Sergey Sedov, giám đốc điều hành tập đoàn Robocash, nhận định rằng, do tập đoàn của ông hoạt động ở cả thị trường cho vay trực tuyến châu Âu và châu Á, ông nhận thấy các nước ASEAN đã theo các xu hướng toàn cầu thành công. Mức độ xâm nhập cao của Internet và kết nối điện thoại di động khiến các công ty fintech hướng tới việc cung cấp những giải pháp dễ hiểu, dễ tiếp cận và hiệu quả.

“Họ chủ động đầu tư các nguồn lực và thời gian vào xác thực khách hàng, đồng bộ hóa quá trình và tự động thông qua trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn. Fintech là một ngành thay đổi nhanh và chắc chắn mang tới những thay đổi tích cực tới thị trường. Tuy nhiên, những công nghệ liên quan tới đánh giá, tài chính cá nhân và các lĩnh vực khá chắc chắn sẽ là trọng tâm của giới doanh nghiệp trong dài hạn”, Sedov nhận định.

Xem thêm

Kim Cương

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.