|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Apple, Google, Amazon,... phải án binh ở Trung Quốc vì gặp khó ở Việt Nam

16:49 | 18/08/2021
Chia sẻ
Đợt bùng phát mới của đại dịch COVID-19 đang cản trở kế hoạch của Apple, Google, Amazon và các đối tác, khiến họ khó dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Kế hoạch sản xuất ở Việt Nam gặp khó

Nikkei Asia dẫn 4 nguồn tin thân cận cho biết, loạt điện thoại thông minh Pixel 6 sắp ra mắt của Google sẽ được sản xuất tại Trung Quốc, dù ông lớn công nghệ Mỹ đã có kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất thiết bị này sang miền bắc Việt Nam vào đầu năm ngoái.

Cụ thể, các nguồn tin nói rằng dòng Pixel 6 sẽ được lắp ráp tại thành phố Thâm Quyến do nguồn lực kỹ thuật hạn chế ở Việt Nam cũng như do các lệnh hạn chế di chuyển mà Việt Nam và Trung Quốc ban hành.

Tương tự, Apple sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt dòng tai nghe AirPods mới nhất ở đất nước tỷ dân thay vì tại nước ta như kế hoạch trước đó, hai nguồn thạo tin khác cho hay. Dù vậy, "táo khuyết" vẫn hy vọng sau này sẽ chuyển khoảng 20% công suất lắp ráp dòng AirPods mới sang Việt Nam.

AirPods, cả mẫu bình dân và cao cấp, là một trong những dòng sản phẩm đầu tiên mà Apple bắt đầu sản xuất số lượng lớn tại Việt Nam sau khi hãng chuyển dây chuyền sang nước ta từ hai năm trước, giữa thời điểm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dâng cao.

Ngoài ra, kế hoạch đưa một số mẫu MacBook và iPad sang lắp ráp tại Việt Nam cũng đang bị hoãn lại do thiếu kỹ thuật viên, chuỗi cung ứng máy tính xách tay chưa hoàn thiện và tình hình đại dịch COVID-19 trong nước, một trong các nguồn tin nói thêm.

Gặp cửa khó ở Việt Nam, các ông lớn Apple, Google, Amazon,... phải án binh ở Trung Quốc - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Nikkei Asia/AP, AFP, Google và Jiji).

Đối với Amazon, việc sản xuất chuông cửa thông minh, camera thông minh và loa thông minh cũng bị đình trệ từ tháng 5 khi miền bắc Việt Nam phải đối phó với làn sóng COVID-19 mới.

Nhờ lực lượng lao động giá rẻ và vị trí gần Trung Quốc, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để thu hút các ông lớn công nghệ đến dừng chân khi Washington áp thuế quan trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc từ năm 2018.

Trong vài năm qua, các nhà cung ứng của Apple, Google, Amazon, Microsoft và Dell đã lần lượt thiết lập hoặc mở rộng nhà máy tại nước ta.

Tuy nhiên, để xây dựng chuỗi cung ứng mới trong khu vực, các hãng này còn phải xây dựng đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm và đào tạo nhân công tại địa phương. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, làm chậm quá trình dịch chuyển sản xuất giữa hai nước.

Khó điều chuyển nhân lực xuyên biên giới

Một giám đốc chuỗi cung ứng đang hợp tác với Apple và Google cho biết hiện rất khó để giới thiệu sản phẩm mới tại Việt Nam do thiếu kỹ sư. Theo Nikkei, giới thiệu sản phẩm mới là quá trình mà các công ty và nhà cung ứng làm việc cùng nhau để phát triển và sản xuất một sản phẩm chưa có mặt trên thị trường.

"Đội ngũ kỹ sư tại Việt Nam còn quá ít", vị giám đốc nhấn mạnh. "Do các lệnh hạn chế đi lại, doanh nghiệp chỉ có thể sản xuất ở Việt Nam những sản phẩm đã được lắp ráp hàng loạt ở nơi khác, chứ không thể bắt đầu một sản phẩm từ con số 0".

Đầu tháng 8, Trung Quốc cũng đã bắt đầu siết chặt quy định và hạn chế cấp hộ chiếu (passport) cũng như giấy thông hành mới để ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Delta. Hơn nữa, việc đưa người lao động Trung Quốc qua nước ta cũng trở nên khó khăn hơn kể từ làn sóng COVID-19 thứ 4 bùng nổ vào tháng 5.

Chia sẻ với Nikkei, nhiều nhà cung ứng cho biết họ đã cố gắng cử kỹ sư ở những nước khác sang Việt Nam, dù các yêu cầu nhập cảnh vẫn còn rất khắt khe.

Dù vậy, bà Annabelle Hsu, chuyên gia phân tích của hãng nghiên cứu IDC, cho rằng Việt Nam có thể chỉ tạm thời gặp một số trở ngại trong hoạt động sản xuất.

"Chúng tôi nhận thấy dây chuyền sản xuất của Việt Nam và quá trình dịch chuyển từ Trung Quốc sang nước này có sự chững lại do dịch bệnh và các biện pháp chống dịch của chính phủ. Tuy nhiên, IDC không cho rằng Việt Nam sẽ áp dụng các chính sách nghiêm ngặt trong thời gian dài, nếu không nền kinh tế và năng lực sản xuất sẽ chịu thiệt hại lớn", bà Hsu giải thích.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khả Nhân

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.