|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

APG lao dốc sau nhịp tăng 3 lần, chủ tịch và TGĐ lập tức đăng ký mua vào 3 triệu cp

06:46 | 07/10/2021
Chia sẻ
Trong đó ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán APG đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT tại CTCP Louis Capital đã đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu, nâng mức sở hữu lên mức 12,27% vốn điều lệ.

Mới đây, CTCP Chứng khoán APG đã thông báo giao dịch mua vào 3 triệu cổ phiếu của hai vị lãnh đạo trong bối cảnh giá cổ phiếu liên tục giảm sâu.

Cụ thể, ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán APG đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT của CTCP Louis Capital (Mã: TGG) đã đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu từ ngày 11/10 đến ngày 9/11. Nếu hoàn tất, ông Hưng sẽ nâng tỷ lệ sở hữu từ 9,54% lên mức 12,27% vốn điều lệ.

Cùng thời gian với ông Hưng, ông Trần Thiên Hà, Tổng Giám đốc tại Chứng khoán APG cũng đăng ký mua vào 1 triệu đơn vị nhằm mục đích đầu tư, nâng tỷ lệ sở hữu lên 1,3% từ chỗ không sở hữu đơn vị nào.

Đóng cửa phiên 6/10, cổ phiếu APG hồi phục nhẹ lên mức 17.300 đồng/cp nhưng vẫn đánh mất hơn 39% giá trị từ vùng đỉnh. Ước tính tại mức giá hiện tại, hai vị lãnh đạo sẽ cần chi ra khoảng 51,9 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch mua vào.

Giá cổ phiếu giảm “sâu”, lãnh đạo APG đăng ký gom cổ phiếu - Ảnh 1.

Cổ phiếu APG giảm mạnh trong những phiên gần đây. (Nguồn: TradingView).

Giai đoạn trước đó, cổ phiếu APG đã thu hút sự chú ý khi liên tục tăng trần kể từ khi lọt vào "tầm ngắm" của Louis Capital trong tháng 8. Thị giá cổ phiếu APG đã tăng gấp gần 3 lần, từ 9.700 đồng phiên 1/8 lên mức đỉnh 28.650 đồng/cp trong ngày 15/9.

Tuy vậy, APG đã quay đầu giảm mạnh sau khi chạm đỉnh, cá biệt có những chuỗi giảm sàn 5 phiên liên tiếp và đánh mất hơn 39% giá trị từ vùng đỉnh. Bên cạnh APG, những cái tên khác thuộc nhóm Louis cũng chứng kiến mức giảm đáng kể với thanh khoản mất hút trong thời gian gần đây như BII (CTCP Louis Land), TGG (CTCP Louis Capital), SMT (CTCP Sametel), DDV (CTCP DAP - Vinachem)...

Thảo Bùi

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.