|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Áp lực gia tăng chi phí cho nền kinh tế

08:18 | 26/05/2018
Chia sẻ
Việc giá dầu liên tục tăng cộng với việc Bộ Tài chính đề xuất tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường khiến nhiều người lo ngại tác động kép này sẽ ảnh hưởng và gia tăng thêm áp lực cho nền kinh tế...
ap luc gia tang chi phi cho nen kinh te Chính phủ 'phản biện' nhận định kinh tế 2017 phụ thuộc dầu, than
ap luc gia tang chi phi cho nen kinh te 'Hết sức suy nghĩ' về những điểm còn yếu của kinh tế

Đầu tiên là giá dầu thế giới đang gia tăng khoảng 20% so với thời điểm đầu năm 2018. Đến đầu tuần này, giá dầu Brent biển Bắc đang ở mức 80 USD/thùng. Đây là mức được cho là cao nhất kể từ năm 2014, hiện nó vẫn đang được duy trì ở mức này và chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ hạ nhiệt

Mặt khác, việc Mỹ đang tích cực xem xét các biện pháp trừng phạt dầu mỏ ở Venezuela và những lo ngại về việc Mỹ tiến hành trừng phạt Iran có thể hạn chế xuất khẩu dầu thô của nước.

ap luc gia tang chi phi cho nen kinh te
Ngày 23/5, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh theo chiều hướng tăng

Quả nhiên, giá dầu thế giới đã có tác động ngay tới thị trường xăng dầu trong nước. Hôm thứ Tư tuần này, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh theo chiều hướng tăng, theo đó giá xăng E5 RON92 tăng 500 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 600 đồng/lít…

Nhưng, điều đáng nói là trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng tăng như vậy thì gần như cùng thời điểm, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường cho mặt hang xăng dầu ở khung kịch trần và sẽ được áp dụng ngay từ ngày 1/7 tới. Mặc dù trước đó, rất nhiều ý kiến từ người dân, doanh nghiệp và ngay cả Bộ GTVT, Bộ Công Thương đều cho rằng cần phải có lộ trình phù hợp để tránh những hệ luỵ cho nền kinh tế. Bởi hiện nay, mỗi lít xăng hiện phải "cõng" rất nhiều loại thuế phí thì việc tăng thuế bảo vệ môi trường lên mức kịch khung để tăng thu ngân sách là điều không hợp lý. Ngay cả trên thế giới, rất ít nước đánh loại thuế này, Việt Nam không chỉ áp loại thuế này mà còn áp ở mức ngày càng cao, theo kiểu tận thu thì hoàn toàn không hợp lý.

Theo TS Ngô Trí Long (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính), việc thu thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu chỉ nên dùng để chi cho môi trường chứ không nên dùng để bù đắp vào ngân sách thiếu hụt. Thay vì chỉ tập trung vào tăng thuế xăng dầu – một cách dễ làm nhất, thì Bộ Tài chính nên có biện pháp mở rộng thu khác, tái cơ cấu thu – chi xăng dầu, bởi trong tái cơ cấu, không chỉ có tăng thu mà giảm chi nhiều khoản.

"Đánh vào thuế môi trường với mặt hàng xăng dầu để tăng thu ngân sách là chọn cách dễ dàng nhất, nhưng lại không dễ dàng với doanh nghiệp và người tiêu dùng", ông Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Thực tế, mặt hàng này đang phải cõng quá nhiều loại thuế và phí. Nếu tăng thuế, sẽ kéo theo giá xăng dầu trong nước sẽ tăng theo, chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tác động đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

ap luc gia tang chi phi cho nen kinh te Công nghệ phát triển vũ bão, vì sao nền kinh tế số 1 châu Âu vẫn trung thành với tiền mặt?

Nếu hỏi “Ở đây có chấp nhận thẻ không?” tại Đức, rất có thể bạn sẽ nhận một cái lắc đầu. Nước Đức hiện vẫn ...

ap luc gia tang chi phi cho nen kinh te 'Ông lớn nào' đang chống lưng cho nền kinh tế Đông Nam Á?

Đối với các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc đang trở thành một đối tác kinh tế ngày càng quan trọng, điều này dấy ...

Quốc Anh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.