|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Ảo tưởng' về thuế quan tạo việc làm tại Mỹ? (Phần 2)

07:11 | 14/11/2018
Chia sẻ
Chắc chắn rằng, những phản ứng ban đầu cho thấy các công ty nước ngoài sản xuất hàng hóa xuất khẩu tới Mỹ tại Trung Quốc có thể di chuyển một số hoạt động của họ tới Mỹ.
ao tuong ve thue quan tao viec lam tai my phan 2 Nhập khẩu thép tháng 10 của Mỹ giảm hơn 11% vì thuế quan của ông Trump
ao tuong ve thue quan tao viec lam tai my phan 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN.

Tuy nhiên, những nước như Việt Nam có thể sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ các biện pháp thuế quan của Tổng thống Trump.

Hãng chế tạo thiết bị khai khoáng và xây dựng Komatsu Ltd của Nhật Bản cho hay đã di chuyển ra khỏi Trung Quốc một số dây chuyền sản xuất của mình đối với các loại máy xúc xuất khẩu tới Mỹ. Một phần trong số đó được chuyển tới Mỹ, nhưng cũng có không ít được chuyển tới Mexico và Nhật Bản.

Tại Hàn Quốc, hãng điện tử LG Electronics và đối thủ của mình là Samsung Electronics hiện cũng đang cân nhắc, xem xét việc di chuyển các bộ phận chế tạo tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ xuất sang Mỹ tới Mexico, Việt Nam hoặc tại Hàn Quốc, nhưng không phải là tới Mỹ.

Những phản ứng đối với các biện pháp thuế quan của ông Trump áp đặt lên các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu cho thấy những biện pháp như vậy có thể gây ra cả lợi ích và thiệt hại. Những nhà chế tạo như công ty Steel and Century Aluminum của Mỹ đã khẳng định rằng sẽ tạo ra thêm ít nhất hàng trăm việc làm do giá cả mặt hàng này tăng cao hơn cho phép họ làm điều đó.

Trong khi đó, công ty Mid-Continental Nail lại phải sa thải 130 nhân công do mức giá thép cao hơn. Doanh nghiệp chế tạo linh kiện nội thất Leggert&Platt cũng lo ngại rằng việc giá thép tăng cao có thể khiến công ty này phải di chuyển hoạt động sản xuất ở nước ngoài.

Cho đến nay, Washington đã áp thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và ông Trump vẫn đe dọa tiếp tục áp thuế với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu. Nhiều nhà kinh tế nhận định các biện pháp thuế quan sắp tới sẽ có cân nhắc kỹ lưỡng tác động làm giảm tốc độ tạo ra việc làm hoặc gây ra mất việc làm trong lĩnh vực chế tạo. Khu vực này có tỷ lệ tạo ra việc làm tăng 10% trong vòng 8 năm qua mà không có sự bảo hộ đặc biệt nào.

Ngành công nghiệp đồ nội thất là một trong những ngành bị tác động nặng nề nhất do các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, ngành này đã tạo ra thêm 43.000 việc làm kể từ thời điểm bị mất hơn 350.000 việc làm trong năm 2011. Sự tăng trưởng này được hỗ trợ từ sự phục hồi thị trường nhà ở và nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Các quan chức trong ngành công nghiệp cho hay những nhân công có tay nghề cao hiện rất khó để tuyển dụng. Điều này càng làm dấy thêm quan ngại của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về tác động của tình trạng thiếu hụt lao động đối với nền kinh tế Mỹ.

Còn tại Thomasville, rất ít người kỳ vọng rằng các biện pháp thuế quan sẽ đưa ngành nội thất quay trở lại thời kỳ huy hoàng của mình. Kể từ khi lâm vào suy thoái, Thomasville đã trở thành một khu vực trung chuyển của cư dân cho các thành phố đang phát triển xung quanh như Greensboro và Charlotte.

Khu vực này hiện cũng trở thành nơi kết hợp cả những công việc trong ngành chế tạo và công việc hành chính, bàn giấy. Công ty Mohawk Industries gần đây cũng đã mở rộng cơ sở sản xuất tấm trải sản laminate tại Thomasville.

Trong khi đó, doanh nghiệp vận tải Old Dominion Freight Line và chuỗi cửa hàng bánh burger Cook Out đã cùng nhau mở trụ sở tại đây. Theo ông Cramer, lần đầu tiên trong thời gian tồn tại của mình, Thomasville đang trở thành một thành phố với đa dạng thành phần kinh tế.

Xem thêm

Thế Vũ