|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

ANZ: Thương mại Việt Nam thâm hụt, nên mừng đừng lo

22:25 | 29/08/2016
Chia sẻ
Sự suy thoái thương mại tại châu Á vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc

Báo cáo của Ngân hàng ANZ về sức khỏe các nước Châu Á cho thấy suy thoái thương mại tại khu vực đông dân nhất thế giới đã diễn ra được 2 năm qua. Đã không có đủ nguồn lực để vực dậy nhu cầu cuối cùng, dẫn tới chuỗi cung ứng toàn cầu giảm mạnh. Mặc dù xuất khẩu thu hẹp liên tục trong thời gian qua nhưng vẫn có nhiều quốc gia giữ được cán cân thương mại ở mức “đẹp”.

 

tin nhap 20160829213632

 

Cán cân thương mại của các quốc gia châu Á so với GDP trong giai đoạn 2013-2015

 

Theo số liệu của ANZ, trên thực tế, cán cân thương mại tại khu vực châu Á đã tăng đều từ năm 2013, trừ hai quốc gia là Việt Nam và Philippines. Ngay cả với những quốc gia bị tác động nhiều bởi những thay đổi thương mại toàn cầu bất thường, thặng dư thương mại vẫn tiếp tục được nới rộng.

 

tin nhap 20160829213632

 

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các nước châu Á từ năm 2014 tới nay

 

Với Việt Nam, nhu cầu nội địa vẫn đang trên đường phục hồi. Mặc dù sản lượng nông nghiệp có phần giảm trong thời gian gần đây, tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất chế tạo đã giúp giữ đà tăng của thu nhập quốc gia. Lạm phát ở mức thấp và tăng trưởng tín dụng được cải thiện sẽ giúp các hoạt động sản xuất trong nước giữ được sự phục hồi hiện nay. Tại Việt Nam, bên cạnh các yếu tố nội địa cơ bản đang được cải thiện, chuỗi sản xuất xuất khẩu cũng đang được thay đổi.

 

tin nhap 20160829213632

 

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các nước châu Á từ năm 2014 tới nay

 

Kết quả là xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng 5,3% trong năm nay bất chấp sự sụt giảm trên toàn khu vực châu Á. Nhập khẩu cũng có triển vọng rất tích cực. Nhập khẩu tư bản đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2015 sau khi FDI được giải ngân mạnh mẽ vào lĩnh vực điện tử. Tác động của việc này có phần mờ nhạt trong năm 2016 nhưng tăng trưởng nhập khẩu được dự báo sẽ trở nên tích cực hơn trong năm 2017 bởi tỷ giá nội địa tại Việt Nam vẫn đang rất thấp, qua đó mang tới sự ổn định cho cán cân thương mại trong trung hạn.

Trong khi đó các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện các hoạt động trong nước nhằm đạt được sự ổn định trung hạn như Việt Nam.

Tóm lại, cuộc suy thoái thương mại tại châu Á lần này đều ít hay nhiều ảnh hưởng tới cán cân thương mại của các nước trong khu vực. Nhu cầu tiêu dùng ở nước ngoài cùng tốc độ tăng trưởng nhập khẩu sẽ quyết định cán cân thương mại trong tương lai.

Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu yếu, diễn biến của cán cân thương mại trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào 2 yếu tố: nhu cầu nội địa và tỷ trọng nhập khẩu của các ngành nghề trong nước.

Nếu chính phủ thành công trong việc kích hoạt các biện pháp tài khóa, nhập khẩu sẽ được thúc đẩy và dẫn tới tình trạng thương mại thâm hụt mạnh hơn hiện nay.

Theo Thạch Thảo

NDH