|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ấn Độ nỗ lực giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

07:42 | 15/05/2020
Chia sẻ
Khi Thủ tướng Narendra Modi thông báo gói cứu trợ kinh tế trị giá 265 tỉ USD vào ngày 12-5, ông mô tả đây là một phần nằm trong kế hoạch lớn hơn để hướng Ấn Độ đến mô hình kinh tế "tự lực".

"Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã dạy cho chúng ta một bài học về tầm quan trọng của sản xuất nội địa, thị trường nội địa và cung ứng nội địa. Tất cả những nhu cầu của chúng ta xuyên suốt cuộc khủng hoảng này đều được đáp ứng nội địa" - Thủ tướng Modi khẳng định.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước trên toàn thế giới đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc sau khi nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn vì lệnh phong tỏa của quốc gia này. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington đang bàn với "những người bạn" như Ấn Độ về việc "tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu để ngăn chặn tình huống tương tự".

Ấn Độ nỗ lực giảm phụ thuộc vào Trung Quốc - Ảnh 1.

Công nhân đeo khẩu trang làm việc tại một dây chuyền lắp ráp điện thoại thông minh của công ty đa quốc gia Ấn Độ Lava International Limited ở TP Noidia - Ấn Độ hôm 12-5.Ảnh: REUTERS

Theo bà Geeta Kochhar, chuyên gia tại Trường ĐH Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), cuộc khủng hoảng hiện tại là cơ hội của Ấn Độ. Để tận dụng được nó, New Delhi cần hành động chứ không chỉ nói suông, như tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Theo báo South China Morning Post, thâm hụt thương mại New Delhi - Bắc Kinh hiện là 87 tỉ USD và Ấn Độ đang nỗ lực giảm nhập khẩu từ Trung Quốc. Tháng trước, chính phủ nước này thông báo một loạt sáng kiến nhằm khuyến khích sản xuất nội địa thiết bị điện tử, vốn từ lâu được xem là thế mạnh của các công ty Trung Quốc. Không những thế, New Delhi còn nói về việc bổ nhiệm các vị trí đặc biệt để đẩy nhanh quá trình phê duyệt cho những công ty muốn đưa dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Nỗ lực thúc đẩy sản xuất nội địa trên thực tế đã được Thủ tướng Modi thực hiện trước đây. Chiến dịch "Sản xuất tại Ấn Độ", được triển khai hồi tháng 9-2014, đã đạt được một số thành tựu trong tham vọng biến Ấn Độ thành một trung tâm sản xuất toàn cầu, như giúp quốc gia này tăng 79 bậc để vươn lên vị trí thứ 63 trong bảng xếp hạng Chỉ số thuận lợi kinh doanh (EDBI) của Ngân hàng Thế giới vào năm ngoái. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp tư nhân thừa nhận chiến dịch này "mất nhiệt" quá nhanh.

Nhiều chuyên gia khẳng định nỗ lực cắt giảm nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc - đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ - sẽ không dễ dàng nếu chính phủ không rót thêm đầu tư để đẩy mạnh sản xuất nội địa. "Nỗ lực này sẽ đồng nghĩa với việc xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ các nền công nghiệp, cũng như thúc đẩy đổi mới thông qua các gói tài trợ" - người đứng đầu một hiệp hội thương mại ẩn danh có trụ sở tại New Delhi nói.

Cao Lực

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.