|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

AIIB cấp khoản vay 100 triệu USD cho VPBank nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hậu COVID-19

22:43 | 17/07/2020
Chia sẻ
Mục đích khoản vay nhằm hỗ trợ duy trì các hoạt động của doanh nghiệp đang bị ngưng trệ do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Nguồn tin từ Tân Hoa xã, hôm nay (17/7) Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) vừa ra thông báo chính thức về việc cấp cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) khoản vay 100 triệu USD. Đây là dự án cho vay đầu tiên của AIIB dành cho một ngân hàng ở Việt Nam.

Được biết, Công ty Tài chính quốc tế (IFC) có góp vốn vào khoản vay trên , nhằm hỗ trợ VPBank mở rộng các khoản cho vay cho các đối tượng là các doanh nghiệp tư nhân, gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Thông qua dự án cho vay này, AIIB có thể hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, qua đó góp phần hỗ trợ khôi phục kinh tế Việt Nam.

Tính đến tháng 7, AIIB đã thông qua tổng cộng 16 dự án trong khuôn khổ Chương trình Phục hồi hậu khủng hoảng COVID-19 với tổng giá trị lên tới trên 5,9 tỉ USD nhằm giúp 12 nước thành viên vượt qua giai đoạn khó khăn nhiều bất trắc hiện nay.

Về phía VPBank, ngân hàng mới đây công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế gần 6.600 tỉ đồng, tăng 52% so với cùng kì năm trước và đạt 64% kế hoạch năm. Riêng ngân hàng mẹ đóng góp gần 4.200 tỉ đồng, chiếm 64% tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.

Đáng chú ý, ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao 9,8% so với cuối năm 2019. Trong đó, tỉ lệ tăng trưởng này ở ngân hàng riêng lẻ đạt tới 12,7%. Tỉ lệ nợ xấu hợp nhất của VPBank tính đến cuối tháng 6 đã giảm xuống mức 2,71%, từ mức 2,95% cuối năm 2019. 

Như vậy, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nhưng trong 6 tháng đầu năm các mảng hoạt động của VPBank vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt.

Ánh Hường

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).