|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ai đủ sức ngăn Facebook chiếu trực tiếp Ngoại hạng Anh?

09:41 | 25/09/2018
Chia sẻ
Việc phản đối Facebook phát sóng Ngoại hạng Anh là bình thường và nên được khuyến khích trên con đường tìm ra giới hạn pháp lý của một ngành nghề không mới nhưng biến đổi liên tục.
ai du suc ngan facebook chieu truc tiep ngoai hang anh Hiệp hội Truyền hình đề nghị không cấp phép cho Facebook phát sóng Ngoại hạng Anh vào Việt Nam
ai du suc ngan facebook chieu truc tiep ngoai hang anh

AI ĐỦ SỨC NGĂN FACEBOOK CHIẾU TRỰC TIẾP NGOẠI HẠNG ANH?

Tương tự khi Uber, Grab mới vào Việt Nam, việc VNpayTV phản đối Facebook phát sóng Ngoại hạng Anh là bình thường và nên được khuyến khích trên con đường tìm ra giới hạn pháp lý của một ngành nghề không mới nhưng biến đổi liên tục.

ai du suc ngan facebook chieu truc tiep ngoai hang anh
ai du suc ngan facebook chieu truc tiep ngoai hang anh

Ông Phạm Duy Khương là một thành viên sáng lập của SB LAW và là một chuyên gia pháp lý về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Ông được nhiều tổ chức ghi nhận, trao tặng cho những đóng góp, phát triển sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong nhiều năm. Ông có bằng thạc sỹ luật tại Đại học La Trobe, Australia.

Hồi tháng 7, Facebook tuyên bố đạt thoả thuận trị giá 264 triệu USD phát sóng trực tiếp giải Ngoại hạng Anh trong 3 năm liên tiếp trên nền tảng mạng xã hội của mình tại 4 quốc gia Đông Nam Á là Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam. Theo đó, từ mùa giải 2019-2020, người dùng Facebook có thể xem trực tuyến các trận đấu của giải đấu này trên Internet thay vì qua truyền hình truyền thống.

Việc Facebook sở hữu quyền phát sóng Ngoại hạng Anh thu hút nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc này có thể vi phạm một số quy định, pháp luật tại Việt Nam. Hiệp hội truyền hình trả tiền VNpayTV thậm chí gửi văn bản lên Bộ Thông tin - Truyền thông, đề nghị không cấp phép cho Facebook phát sóng. Vậy Facebook có thực sự vi phạm quy định của Việt Nam? Và việc phản đối của VNpayTV có hợp lý?

Áp dụng luật Việt Nam thế nào?

Facebook được hiểu chính là một dạng cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Theo cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam thì dịch vụ này được xếp vào hạng mục "không hạn chế", nghĩa là sẽ được cung cấp tại Việt Nam mà không gặp rào cản nào. Chính vì vậy, Facebook gần như không chịu bất cứ sự ràng buộc hay tác động nào của văn bản pháp luật Việt Nam cũng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bỏ qua vấn đề cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, hãy quay trở lại xác định xem hành vi chiếu trực tiếp Ngoại hạng Anh của Facebook là hành vi gì theo quy định của pháp luật hiện hành Việt Nam.

Facebook là một mạng xã hội và mạng xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam thì là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bất cứ doanh nghiệp nào tại Việt Nam muốn thiết lập mạng xã hội đều phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông trong khi đó Facebook không cần quan tâm đến vấn đề này. Đây là một sự bất lợi giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nước ngoài trên nền tảng Internet.

Việc phát trực tiếp giải bóng đá này đến người dùng tại Việt Nam sẽ được coi là hành vi

Đối với trường hợp của Facebook sẽ tạo thành rủi ro nếu can thiệp bằng pháp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng hàng rào kỹ thuật.

gì, có vi phạm luật báo chí? Theo VNpayTV, hành vi này bị coi là vi phạm luật báo chí dựa trên các yêu cầu về kiểm duyệt, biên tập, biên dịch nội dung Việt hóa bởi một cơ quan báo chí được chỉ định, phải có các chương trình bình luận tiếng Việt đi kèm theo quy định của Luật Báo chí. Điều này đồng nghĩa coi hành vi phát sóng của Facebook thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí.

Tuy nhiên, rất khó để xếp loại việc phát sóng của Facebook theo khung này. Nếu đây là hành vi điều chỉnh của luật báo chí thì hành vi livestream của mọi người dùng dù sử dụng bất cứ nền tảng nào cũng đều coi là hành vi báo chí và vi phạm quy định của Luật Báo chí vì không thể có kiểm duyệt, biên tập nội dung được. Điều này là bất hợp lý và phi logic.

Hành vi này nếu áp dụng thì chỉ có thể dùng quy định về hành vi lạm dụng vị thế độc quyền. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Cạnh tranh thì hành vi lạm dụng vị thế độc quyền nêu trong luật không thể ứng được với hành vi của Facebook. Do đó, nói Facebook phải chịu sự quản lý của luật cạnh tranh là khá hão huyền.

Với tư cách là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, Facebook đã không phải chịu bất cứ sự điều chỉnh nào của pháp luật Việt Nam và cơ quan Nhà nước của Việt Nam cũng không thể áp dụng bất cứ biện pháp quản lý nào đối với hoạt động của mạng xã hội này. Theo đó, không thể có bất cứ cơ sở pháp lý nào để cấm hay quản lý Facebook. Việc cấm Facebook chiếu bóng đá về cơ sở pháp lý là không có, về cơ sở thực tế là không thể.

Can thiệp bằng cách nào?

Vậy chính quyền Việt Nam không có cách nào quản lý, và can thiệp vào hoạt động của Facebook?

Hiện tại Facebook không có hiện diện thương mại tại Việt Nam nên việc xử phạt là không thể. Nếu có xử phạt thì tính khả thi trong thi hành là câu hỏi lớn. Đấy là chưa kể đến liệu có đủ căn cứ pháp lý để xử phạt hành vi của Facebook không. Tức là phải căn cứ vào các nghị định xử phạt vi phạm hành chính hiện có có quy định về hành vi vi phạm của đơn vị này thì mới xử lý được.

Mỗi nước vì lý do ưu tiên phát triển kinh tế theo từng giai đoạn nhất định đều có thể áp dụng các thủ thuật cần thiết để đảm bảo cho mục tiêu phát triển đó. Ví dụ như Anh (mục tiêu trở thành trung tâm tài chính toàn cầu); Singapore, Dubai, Panama (mục tiêu trở thành trung tâm vận chuyển logistics); Trung Quốc (công xưởng thế giới) có động thái chủ động hoặc bằng cách khác tảng lờ vấn đề buôn lậu (Chỉ số về môi trường buôn lậu toàn cầu, Economist Intelligent Unit).

Dưới góc độ quản lý Nhà nước, cái nào có lợi cho người dân, người tiêu dùng thì Nhà nước nên khuyến khích.

Đối với trường hợp của Facebook sẽ tạo thành rủi ro nếu can thiệp bằng pháp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng hàng rào kỹ thuật. Chẳng hạn như chặn các truy cập của người dùng đến Facebook hay là hạn chế băng thông truy cập (khiến cho việc truy cập khó khăn, kéo dài). Nhưng vấn đề này chỉ nên đặt ra trong những trường hợp ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Lấy ví dụ như nêu trên để thấy vai trò quan trọng của Nhà nước trong xác định đâu là mục tiêu lâu dài hướng đến để có các biện pháp can thiệp phù hợp. Việc can thiệp đối với các hệ thống dịch vụ xuyên biên giới không nhất thiết tạo ra những yêu cầu pháp lý có thể đi ngược lại với cam kết mà Việt Nam đã ký.

Nhìn lại câu chuyện phản đối của VNpayTV, xét cho cùng, điều này là bình thường và nó nên được khuyến khích trên con đường tìm ra giới hạn pháp lý của một ngành nghề không mới nhưng biến đổi theo ngày. Nó cũng giống như cách mà Uber, Grab từng bị phản đối khi mới bước chân vào Việt Nam vậy. Nhưng dưới góc độ quản lý Nhà nước, cái nào có lợi cho người dân, người tiêu dùng thì Nhà nước nên khuyến khích.

Vậy, Facebook chiếu miễn phí giải Ngoại hạng Anh thì người dân có được lợi không? Xét về mặt kinh tế thì không chỉ quá lợi vì không phải bỏ tiền ra để xem và còn tiện nữa vì có thể xem được trên nhiều nền tảng khác nhau.

Câu chuyện đóng thuế của Facebook cho Việt Nam

Người tiêu dùng được lợi như vậy nhưng Nhà nước phải thu được thuế cũng là điều quan trọng không kém. Thế nhưng câu chuyện đóng thuế của Facebook tại Việt Nam vẫn đầy thách thức. Giải được bài toán thu thuế này cũng chính là đảm bảo bù đắp kinh tế cho Nhà nước mà các doanh nghiệp trong nước mất đi do yếu lợi thế cạnh tranh.

Lý tưởng nhất về mặt quản lý Nhà nước là đề nghị Facebook và các mạng xã hội có đông đảo người tiêu dùng Việt Nam có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này trong tương lai gần là rất khó xảy ra. Ngoài ra, dựa trên cam kết của Việt Nam trong CPTPP thì viễn cảnh này cũng không có gì thay đổi: “Không bên nào được yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ của một bên khác phải thiết lập hoặc duy trì văn phòng đại diện hay bất kỳ hình thức doanh nghiệp nào, hoặc phải sinh sống, trên lãnh thổ bên đó như một điều kiện để cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (Điều 10.6: Hiện diện tại nước sở tại, CPTPP).”

Vì vậy, hiện tại với các đơn vị cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google thì các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam chỉ có thể thu thuế thông qua các đại lý tại Việt Nam của các doanh nghiệp này. Thông thường nếu nói về mặt thu thuế thì nó sẽ là thuế nhà thầu.

Tuy nhiên, đối với trường hợp người tiêu dùng trực tiếp thanh toán cho Facebook hay Google thì chưa có biện pháp để quản lý thuế. Nếu có thì chỉ có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán trừ thẳng phần thuế nhà thầu mà Facebook hay Google phải chịu từ khách hàng cá nhân. Đáng tiếc, việc này chưa có cơ sở pháp lý và chưa có tiền lệ.

Câu chuyện của Facebook hay các đơn vị cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trên môi trường mạng đặt ra bài toàn là phải thay đổi về cách thức quản lý của các cơ quan Nhà nước. Nếu không thay đổi thì các quy định hiện tại tự nhiên sẽ trở thành các rào cản hạn chế cạnh tranh của chính các doanh nghiệp trong nước với các đối thủ nước ngoài.

Xem thêm

Luật sư Phạm Duy Khương