Whistle Investment Limited đã bán nốt gần 49 triệu cổ phiếu, tương đương 1,26% vốn tại ACB. Trước đó, quỹ ngoại này cũng đã bán 145 triệu cổ phiếu ACB. Tổng giá trị hai giao dịch trên là gần 5.500 tỷ đồng.
Theo đại diện ACB, nhờ lợi thế am hiểu địa bàn, thị trường, văn hóa, con người Việt Nam và nhất là mạng lưới hoạt động rộng, các ngân hàng nội đang đang có lợi thế hơn hẳn so với ngân hàng nước ngoài trong việc trở thành đối tác doanh nghiệp FDI.
Nhiều khả năng giao dịch trên là do CVC Capital Partners thoái vốn khỏi ACB. Tổng số cổ phiếu được sang tay là 145 triệu, tương ứng giá trị giao dịch hơn 4.009 tỷ đồng.
Năm 2023, ACB hoàn thành tất cả các mục tiêu kinh doanh đã đăng ký ở Đại hội đồng cổ đông, với mức tăng trưởng tín dụng 17,9%, huy động tăng 16,6%, lợi nhuận vượt 20.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ xấu trong nhóm thấp nhất ngành.
Ông Bùi Tấn Tài và ông Nguyễn Đức Thái Hân tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc trong thời hạn ba năm. Cả hai đã có thâm niên làm việc khoảng 30 năm tại ACB.
Theo đánh giá của Chứng khoán KB Việt Nam, sang năm 2024, biên lãi thuần của ngân hàng sẽ có sự cải thiện rõ rệt hơn, nhưng chưa thể phục hồi về tương đương năm 2022. Trong đó, NIM của nhóm ngân hàng quốc doanh và ACB sẽ cải thiện chậm do đảm nhận vai trò "hỗ trợ nền kinh tế".
Do hai mảng hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán khởi sắc, ACB ghi nhận lợi nhuận quý III tăng trưởng 12,5% dù chi phí dự phòng tăng gần 6 lần. Đây là mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính tới thời điểm hiện tại.
Trước đó, ACB đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 1 với tổng giá trị là 20.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu thực hiện hoàn tất cả hai lần ACB sẽ huy động được 25.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu riêng lẻ.