|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

80% thực phẩm Trung Đông phải nhập khẩu, cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam

13:13 | 24/05/2019
Chia sẻ
80% lương thực phẩm ở khu vực Trung Đông phải nhập khẩu, tương đương với 40 tỉ USD/năm. Dự kiến đến năm 2035, con số này tăng lên 70 tỉ USD.

Thị trường hấp dẫn với nông sản Việt Nam

Tại Hội thảo Xúc tiến Thương mại sang thị trường Trung Đông, bà Phạm Hoài Linh, Phú trưởng phòng Tây Á - Châu Phi - Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi, nhận định trong bối cảnh thị trường EU và châu Á gặp khó khăn, Trung Đông được xem là một gợi ý để doanh nghiêp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là nông sản.

80% thực phẩm Trung Đông phải nhập khẩu, cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam - Ảnh 1.

Hội thảo Xúc tiến Thương mại sang thị trường Trung Đông. Ảnh: Đức Quỳnh

Bà Linh lí giải đặc điểm thời tiết, đất đai khu vực này là khô cằn, không có điều kiện phát triển nông nghiệp nên phải nhập khẩu với số lượng lớn. Theo đó, 80% lương thực phẩm ở khu vực này phải nhập khẩu, tương đương 40 tỉ USD mỗi năm. Dự kiến đến năm 2035, con số này tăng lên 70 tỉ USD.

Việt Nam chủ yếu xuất siêu sang thị trường này. Năm 2015, Việt Nam xuất siêu tới 6 tỉ USD. Các mặt hàng nông sản, thực phẩm chính của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông như hạt tiêuhạt điều, gạo, cà phê.

Nguồn thu chính là từ dầu mỏ nên tiềm lực tài chính lớn và khả năng thanh toán cao. Nhu cầu hàng tiêu dùng lớn, chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. 

Bên cạnh đó, 10 trong số 15 nước khu vực Trung Đông gia nhập WTO nên Việt Nam có lợi thế về thuế quan khi xuất khẩu. Ngoài ra, Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) gồm 6 nước áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp 0 - 5% đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài khối. Đặc biệt UAE, Dubai được coi là Trade Hub (tạm dịch trung tâm thương mại) thuế trung chuyển qua đây là 0%. Nhưng nếu xuất vào nội địa là 5% đối với mặt hàng tiêu dùng. 

Bà Nguyễn Minh Phương, Trưởng phòng Tây Á - Châu Phi - Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, cho biết mặc dù một số nước có công nghệ phát triển trong nông nghiệp, thậm chí đã có thể sản xuất cam trong điều kiện thời tiết khô cằn nhưng không thể đáp ứng nhu cầu lương thực của 300 triệu dân.

Một số lưu ý khi xuất khẩu sang Trung Đông

Hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Trung Đông đối mặt với thách thức về tình hình bất ổn an ninh, chính trị, ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lí lớn cũng là vấn đề.

"Nếu xuất khẩu sang ASEAN chỉ mất một tuần thì sang Trung Đông mất tới 15 ngày thì sang Trung Đông mất tới 15 ngày, khó cạnh tranh với các nước xung quanh", bà Phương cho biết.

Bà Phương cũng lưu ý doanh nghiệp cần chú ý đến đến vấn đề khác biệt văn hóa. Đặc biệt, những người theo đạo Hồi sẽ không ăn thịt heo, không hút thuốc và uống rượu. 

Bà Phương cũng chỉ rõ rủi ro trong thanh toán do nhiều nhà nhập khẩu Trung Đông không có thói quen mởi thư tín dụng (L/C), tình trạng lừa đảo vẫn diễn ra.

"Có một số đối tượng ở khu vực Trung Đông lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam bằng thủ đoạn lập trang web công ty giả. Sau đó, những đối tượng này yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam gửi mẫu sang và yêu cầu trả chi phí kiểm tra 2.000 - 3.000 USD. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, các đối tượng này "mất hút" và không thể liên lạc được nữa", bà Phương thông tin.

Doanh nghiệp cần tăng cường khảo sát thị trường

Để khắc phục tình trạng này, bà Linh khuyến nghị doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như khảo sát thị trường, hội chợ, triển lãm chuyên ngành.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp, sản xuất sản phẩm xuất khẩu có chất lượng, quy cách, mẫu mã phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chất lượng và tập quán tiêu dùng các nước.

Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm, mở văn phòng đại diện, chi nhánh tại thị trường nhằm giải quyết công việc với đối tác hiệu quả, tiết kiệm chi phí. 

Về phía Hiệp hội, bà Linh cho rằng cần hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, định hướng sản xuất và xúc tiến thương mại tại thị trường. Liên kết phối hợp hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực.

Dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đối với các nhóm mặt hàng từ đó xây dựng và thực hiện các chương trình đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng. 

Đức Quỳnh

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.