|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

76% nhân viên ngành dịch vụ lo sợ bị công nghệ thay thế công việc trong tương lai

15:20 | 30/05/2023
Chia sẻ
Tại một số quốc gia Đông Nam Á, nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn nhân viên ngành dịch vụ sử dụng ít nhất một phần mềm trong quá trình làm việc. Chẳng hạn, tại Malaysia và Singapore, phần mềm được sử dụng nhiều nhất là phần mềm kế toán (73%), tiếp theo là phần mềm tính lương (55%) và phần mềm nhân sự (52%).

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã thay đổi cách chúng ta sống. Ví dụ, những đổi mới trong y tế đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và cải thiện tuổi thọ con người. Những tiến bộ trong công nghệ nông nghiệp đã cải thiện năng suất cây trồng và giảm nạn đói. Tiếp cận năng lượng, điện, vệ sinh và nước sạch đã thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người, theo Tech Wire Asia.

Tại nơi làm việc, công nghệ đang giúp hợp lý hóa các quy trình, nâng cao hiệu quả và tăng năng suất công việc. Những người làm việc trong các lĩnh vực như ngành dịch vụ chuyên nghiệp sẽ là những người chịu tác động từ sự phát triển của công nghệ.

Báo cáo tình hình công nghệ và tiền lương, được phát hành bởi Employment Hero, theo dõi việc áp dụng công nghệ và mối liên quan tới tiền lương trong lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp trên một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Malaysia và Singapore, đã chỉ ra những chi tiết cụ thể liên quan tới ngành dịch vụ và công nghệ.

Kết quả cuộc khảo sát với hơn 300 người trong ngành dịch vụ cho thấy 76% nhân viên làm việc trong lĩnh vực này lo sợ công việc của họ sẽ bị thay thế bởi công nghệ. Tất cả những người tham gia khảo sát đều cho biết họ sử dụng ít nhất một loại phần mềm phục vụ khách hàng.

Các nhân viên ngành dịch vụ có thể bị công nghệ thay thế trong tương lai. (Ảnh: The Indian Express).

Tại Singapore và Malaysia, nghiên cứu của Working Hero cho thấy tất cả những người được hỏi đều sử dụng ít nhất một loại phần mềm, trong đó phần mềm được sử dụng nhiều nhất là phần mềm kế toán (73%), tiếp theo là phần mềm tính lương (55%), phần mềm nhân sự (52%) và phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (50%).

Kevin Fitzgerald, CEO Employment Hero khu vực châu Á cho biết: “Ngành dịch vụ đã thay đổi hoàn toàn. Các công ty trong khu vực phải thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số để thích ứng khi khách hàng đang tìm kiếm các dịch vụ toàn diện và được cá nhân hóa hơn. Cách tốt nhất mà các công ty có thể bứt phá chính là thông qua quản lý và tối ưu hóa dòng tiền nhờ công nghệ.”

IBM tạm dừng tuyển dụng người lao động, thay thế bằng AI

IBM có thể là một ví dụ tiêu biểu. Đầu tháng này, CEO IBM Arvind Krishna cho biết công ty dự kiến sẽ tạm dừng tuyển dụng khoảng 7.800 vị trí mà họ cho rằng có thể được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo trong những năm tới.

CEO Krishna cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg rừng việc tuyển dụng các công việc hỗ trợ - chẳng hạn ở bộ phận tuyển dụng - sẽ bị đóng băng hoặc làm chậm lại. Giám đốc IBM tiết lộ rằng số lượng nhân sự không làm việc trực tiếp với các khách hàng của công ty lên tới 26.000 người. “Tôi có thể dễ dàng nhận thấy 30% trong số họ sẽ bị thay thế bởi AI và tự động hóa trong khoảng thời gian 5 năm tới”, CEO IBM chia sẻ.

Khi các công cụ trí tuệ nhân tạo nắm bắt được trí tưởng tượng của con người về khả năng tự động hóa dịch vụ khách hàng, viết văn bản và tạo mã (code), tiềm năng phá vỡ thị trường lao động của chúng là rất lớn.

Kế hoạch của CEO IBM Krishna là bằng chứng cho điều này, đánh dấu một trong những chiến lược liên quan tới lực lượng lao động quan trọng nhất từng được một doanh nghiệp lớn công bố để phù hợp với xu hướng công nghệ phát triển nhanh chóng.

Theo Krishna, các nhiệm vụ như gửi thư mời làm việc tới các ứng viên ứng tuyển hay luân chuyển nhân viên giữa các bộ phận trong doanh nghiệp có thể được thay thế hoàn toàn bởi công nghệ. Ông nói thêm rằng một số chức năng của bộ phận nhân sự, chẳng hạn như đánh giá hiệu suất công việc của lượng lao động, có thể sẽ không bị thay thế trong thập kỷ tới.

Chỉ ba năm trước, kết quả một cuộc khảo sát của hãng kiểm toán Deloitte đã tiết lộ rằng hơn 70% tổ chức xử lý bảng lương trên các dịch vụ điện toán đám mây hoặc triển khai giải pháp bảng lương trên các dịch vụ điện toán đám mây. Cuộc khảo sát tương tự gần đây cũng cho thấy rằng gần 60% doanh nghiệp đang xem xét tận dụng quy trình tự động hóa bằng robot (RPA) để tăng hiệu quả trong việc xử lý bảng lương.

Nhìn chung, các công việc trong môi trường có cấu trúc và dễ dự đoán — như thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu — có khả năng bị thay thế bởi công nghệ cao hơn, theo một phân tích về hơn 2.000 hoạt động công việc trong hơn 800 ngành nghề của McKinsey.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Nguyễn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.