|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

7 hội chứng tâm lí nguy hiểm liên quan đến tiền bạc có thể bạn chưa biết

19:00 | 01/02/2019
Chia sẻ
Đôi khi, một thói quen chi tiêu xấu không chỉ là tư duy tài chính, tiền bạc chưa đúng mà có thể là bệnh lí cần phương pháp chữa trị phù hợp.
7 hoi chung tam li nguy hiem lien quan den tien bac co the ban chua biet 4 nguyên tắc tiêu tiền và kiếm tiền không thể bỏ qua cho mọi thời đại
7 hoi chung tam li nguy hiem lien quan den tien bac co the ban chua biet 10 thói quen tiêu tiền nên từ bỏ để thành công trong năm 2019

Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều có một vài thói quen chi tiêu tiền bạc không đúng đắn nhưng nó có thể trở thành bệnh lí nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, quan hệ và tính cách của một người.

Diễn đàn MoneySense đã tổng hợp và thực hiện khảo sát trên hàng trăm nghìn thành viên, cũng như ý kiến chuyên môn của các bác sĩ tâm lí để thống kê được danh sách 7 bệnh lí liên quan đến tiền dưới đây.

1. Tích trữ quá mức

Nỗi ám ảnh với tích trữ xảy ra khi chúng ta bắt đầu liên tục dự trữ đồ đạc hoặc tiền mặt để cảm thấy an toàn, giảm bớt lo lắng. Một hành vi tích cực như tiết kiệm bị đưa đến mức cực đoan sẽ trở thành ám ảnh tích trữ.

Các đài truyền hình Mỹ từng thực hiện nhiều chương trình hoặc phim tài liệu về căn bệnh này, bởi những triệu chứng nguy hiểm của nó.

Những người mắc phải hội chứng tâm lí này xem tích trữ như một tấm chăn an toàn, bởi họ có ràng buộc cảm xúc khác thường với mọi thứ xung quanh nên vô thức duy trì nguyên lí “càng nhiều càng tốt”.

Những người này thường không thể tận hưởng được một cuộc sống hạnh phúc, thiếu vắng các trải nghiệm hưởng thụ như du lịch, tham quan hay một khóa học nấu ăn. Họ luôn muốn có được những thứ hữu hình bao quanh mình.

7 hoi chung tam li nguy hiem lien quan den tien bac co the ban chua biet
(Ảnh minh họa)

2. Máy tiêu tiền

Ngược lại với những người tích trữ quá mức, những người bị ám ảnh bởi tiêu tiền thường cố gắng để đạt được sự an toàn, thoải mái và tình cảm bằng cách chi tiêu quá mức cho bản thân và những người khác.

Hầu hết chúng ta đều mắc phải hội chứng này ở một mức độ ít cực đoan hơn.

Ngay cả khi bạn không phải là người bị ám ảnh bởi việc tiêu tiền, chắc c,hắn đã có một hoặc hai lần bạn lãng phí vào một thứ gì đó mà sau này phải hối hận hoặc chi tiêu quá nhiều tại cửa hàng tạp hóa vì lí do chính bạn cũng không hiểu nổi.

Triệu chứng này đôi khi không phải là tư duy sai lầm về tiền bạc, mà có thể bắt nguồn từ nỗi bất an không được xã hội công nhận, bị bỏ rơi và không biết cách thể hiện hành động yêu thương nào khác ngoài những món quà.

7 hoi chung tam li nguy hiem lien quan den tien bac co the ban chua biet

3. Tiết kiệm kì lạ

Đây là hội chứng tâm lí khiến một người luôn muốn trả mức giá thấp hơn cho một món đồ, dịch vụ nào mà họ sử dụng bởi cảm thấy rằng mình đang được lợi.

Một giáo sư mắc phải hội chứng này thậm chí khẳng định rằng, người chết với nhiều thứ nhất là người chiến thắng. Tuy nó có vẻ giống như hội chứng ám ảnh tích trữ nhưng về cốt lõi, đây là căn bệnh bắt nguồn từ tính ganh đua với những người xung quanh.

Khi một người tiết kiệm kì lạ mặc cả thành công một món đồ với giá chỉ thấp hơn 1 USD so với giá nêu, họ cũng cảm thấy bản thân đã thành công hoặc khôn ngoan hơn người bán hàng.

Ngược lại, họ sẽ dằn vặt bản thân trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần về một lần mua hớ.

7 hoi chung tam li nguy hiem lien quan den tien bac co the ban chua biet
Nguồn: MoneySense

4. Quan điểm tài chính đối lập

Về cơ bản, đây có thể không phải là một loại hội chứng tâm lí mà là một hiện tượng xảy ra khi một cặp vợ chồng thiếu thốn tiền bạc – một trong những nguyên nhân dẫn đến những vấn đề lớn hơn trong mối quan hệ.

Một (hoặc cả hai) người có thể bị rối loạn tiền bạc khiến họ khó có thể thảo luận với nhau về thu nhập, chi tiêu chung hay các kế hoạch tiết kiệm lâu dài.

Ví dụ, một người vợ lớn lên trong gia đình eo hẹp tiền bạc sẽ cằn nhằn, bực bội hoặc cáu giận nếu người chồng lỡ mua sắm quá đà. Những khác biệt bị đẩy đi xa sẽ kết thúc bằng đổ vỡ.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trước đó, cả hai người sẽ phải chịu đựng một quãng thời gian vô cùng khó chịu và căng thẳng.

7 hoi chung tam li nguy hiem lien quan den tien bac co the ban chua biet

5. Cho đi quá nhiều

Đối với các bậc phụ huynh, việc chu cấp tài chính cho con cái là một sự giúp đỡ đương nhiên và có vẻ ngắn hạn.

Bạn sẽ không suy nghĩ nhiều lắm nếu cho con trai vài trăm USD mua một đôi giày hàng hiệu hay cho con gái mua chiếc điện thoại đời mới nhưng đây là hành vi có thể gây tổn thương trong dài hạn.

Không chỉ biến những đứa trẻ thành kẻ phụ thuộc và xây dựng tư duy kí sinh về tài chính. Bản thân những phụ huynh này đã tự đặt mình vào một tâm lí luôn lo lắng, bất an cho các con bởi sợ rằng bản thân chưa làm tròn trách nhiệm của cha mẹ.

7 hoi chung tam li nguy hiem lien quan den tien bac co the ban chua biet

6. Nghiện công việc

Đây là triệu chứng khá phổ biến ở các quốc gia công nghiệp như Nhật Bản, Singapore, Hong Kong...

Những người nghiện công việc sẽ đến văn phòng sớm nhất, làm việc không ngừng nghỉ trong ngày, thức khuya, sau đó về nhà để tiếp tục làm việc.

Nhiều người cho biết họ tham công tiếc việc vì thu nhập và sự tôn trọng dành cho đồng tiền. Họ luôn cảm thấy không đủ và cần nhiều hơn nữa. Một số khác cho rằng cần phải chứng minh điều gì đó.

Tỉ lệ những người tử vong do nghiện công việc trên thế giới đang ngày càng tăng do các căn bệnh như trầm cảm, trụy tim, đột quỵ.

7 hoi chung tam li nguy hiem lien quan den tien bac co the ban chua biet

7. Sai lầm về vai trò tài chính trong gia đình

Đây là hội chứng tâm lí xảy ra khi phụ huynh buộc con cái họ phải đảm nhận một vai trò không phù hợp về tài chính hoặc trong quan hệ của chúng. Đặc biệt, điều này rất hay xảy ra đối với các cặp đôi gặp trục trặc hoặc li hôn.

Sử dụng đứa trẻ để tranh luận về tiền bạc, gây áp lực ép buộc đứa trẻ làm việc quá mức để trả các hóa đơn gia đình hoặc mong đợi một đứa trẻ giữ bí mật tài chính của gia đình đều hoàn toàn sai lầm.

Tất nhiên, hành vi này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đứa trẻ, nhưng nó bắt nguồn từ chỉnh rối loạn tâm lí của các phụ huynh khi họ thực sự không thể làm tròn trách nhiệm cá nhân, cũng như giải quyết vấn đề tài chính của bản thân.

7 hoi chung tam li nguy hiem lien quan den tien bac co the ban chua biet

Xem thêm

Thu Phương