|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

6 sản phẩm đáng xấu hổ nhất mọi thời đại của Apple

20:40 | 14/02/2019
Chia sẻ
Apple đã có một kỉ nguyên sáng chói về thành tựu công nghệ nhưng hẳn giới lãnh đạo công ty sẽ muốn quên đi 6 sản phẩm đáng xấu hổ dưới đây.
6 san pham dang xau ho nhat moi thoi dai cua apple IDC: Doanh số iPhone quý IV của Apple tại Trung Quốc giảm 20%
6 san pham dang xau ho nhat moi thoi dai cua apple Những sản phẩm Apple được mong chờ nhất trong năm 2019

Làm thế nào để biết một sản phẩm đã thất bại? Tất cả chúng ta đều có cách đánh giá thất bại và thành công của một sản phẩm nhưng khi nói đến một công ty như Apple, những gì khiến một sản phẩm có thể rất khác cũng như thu hút được nhiều chú ý.

Đó có thể là những sản phẩm được thiết kế kém, một sản phẩm không thể bán được, một cơn ác mộng PR hoặc sự kết hợp của cả ba. Sau một kỉ nguyên sáng chói về công nghệ của Apple, hãy cùng nhìn lại 7 phát minh có phần… khó hiểu và tất nhiên là thất bại của tập đoàn công nghệ đứng đầu thế giới này.

20th Anniversary Mac

6 san pham dang xau ho nhat moi thoi dai cua apple
Nguồn: Kiplinger

Lễ kỉ niệm 35 năm ra đời chiếc Mac đầu tiên đã được CEO Tim Cook thông báo trên Twitter cá nhân nhưng trước đó, những lễ kỉ niệm khác có thể là ác mộng với Cupertino, California và một trong số đó là lần kỉ niệm thứ 20.

Thiết bị Mac Anniversary 20 được phát hành vào năm 1997, đánh dấu 20 năm hoạt động của công ty và giới lãnh đạo đã dự đoán một cú bùng nổ về doanh số. Tuy nhiên, mức giá 7.499 USD đã khiến khách hàng sợ hãi. Đó là thiết bị Mac đầu tiên có màn hình phẳng, đi kèm với hệ thống âm thanh Bose nhưng 7.499 USD thực sự là một nỗi ám ảnh cho các tín đồ Apple vào năm 1997.

TV Macintosh

6 san pham dang xau ho nhat moi thoi dai cua apple
Nguồn: Kiplinger

Macintosh TV là một nỗ lực chiếm lĩnh thị trường hoàn toàn mới dự án Mac All-in-one đa năng. Ý tưởng cơ bản là giúp chiếc Mac có vẻ ngoài bắt mắt hơn, không còn là một chiếc hộp màu be nữa mà là một máy đa phương tiện, màu đen, bóng mượt.

Vì vậy, công ty đã quyết định chọn mẫu máy LC520 (màu be và khá… xấu) sẵn có, sơn đen, thêm một CPU mạnh hơn, nhồi nhét cùng bảng mạch TV và bao gồm một điều khiển từ xa. Đến nay, rất nhiều nhân viên lâu năm của Apple vẫn đổ lỗi thất bại của TV Macintosh cho một anh chàng thiết kế nào đó.

Pippin

6 san pham dang xau ho nhat moi thoi dai cua apple
Nguồn: Kiplinger

Vào giữa những năm 1990, một người nào đó tại Apple đã có ý tưởng rằng phần cứng Macintosh của họ có thể được sử dụng để tạo ra một nền tảng để chơi video game, mở rộng tính năng cũng như cạnh tranh với Sony đang hốt bạc từ bộ thiết bị PlayStation.

Công ty Nhật Bản Bandai đã hợp tác với Apple và chào bán bảng điều khiển trò chơi Pippin vào cuối năm 1994 nhưng không phát hành tại Nhật Bản cho đến năm 1996. Apple đã cung cấp phần cứng - các linh kiện của Macintosh Classic II chạy hệ điều hành Mac System 7 - trong khi Bandai thiết kế vỏ và thực hiện tiếp thị. Khi Pippin ra mắt tại Mỹ với giá 599 USD vào năm 1997, Bandai gần như là công ty duy nhất làm trò chơi cho nó, đó là một dấu hiệu xấu.

Ping

6 san pham dang xau ho nhat moi thoi dai cua apple
Nguồn: Kiplinger

Bạn có nhớ Ping - mạng truyền thông xã hội tuyệt vời, lựa chọn thay thế tốt nhất cho Facebook và Twitter với tính năng nghe nhạc không? Bạn có biết, Ping - mạng xã hội của iTunes được Coldplay cùng Lady Gaga quảng bá và Apple khẳng định sẽ gây tiếng vang lớn trong năm 2010 không? Nếu bạn không biết thì cũng đừng lo bởi thực tế là cũng không nhiều người biết đâu.

Đối với những người thực sự từng dùng Ping, những gì còn lại có thể là hàng tấn thư rác và việc các nhạc sĩ đua nhau lên tiếng phàn nàn về những kẻ lừa đảo người hâm mộ bằng cách tạo tài khoản giả mang tên họ. Ping hoạt động vỏn vẹn trong 2 năm, đóng cửa vào năm 2012.

Newton

6 san pham dang xau ho nhat moi thoi dai cua apple
Nguồn: Kiplinger

Hai trong số các thiết bị quan trọng nhất của Apple - iPhone và iPad – mắc nợ rất nhiều sản phẩm cầm tay đầu tiên của công ty: Newton.

Trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA) của Apple xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 với mức giá khởi điểm 699 USD. Apple hi vọng sẽ nhanh chóng thu hồi 100 triệu USD đã đầu tư vào phát triển nhưng doanh số lẹt đẹt của máy đã buộc họ phải dừng bán sau 5 năm với 300.000 chiếc. Nỗ lực của Newton trong việc nhận dạng chữ viết tay đã khiến Apple trở thành chuyện cười nổi tiếng cho đến khi Apple Maps kế thừa vị trí này.

Power Mac G4 Cube

6 san pham dang xau ho nhat moi thoi dai cua apple
Nguồn: Kiplinger

Power Mac G4 Cube là một biểu tượng hoàn hảo cho việc đội kĩ sư của Apple không thể hiểu nổi những gì Giám đốc thiết kế lừng danh của Apple, Jony Ive, trình bày. Power Mac G4 Cube có một PC đẹp mắt và được coi là một tác phẩm nghệ thuật công nghiệp quan trọng thay vì thiết bị máy tính cá nhân.

G4 Cube đắt hơn đáng kể so với máy tính Power Mac G4 có hiệu suất tương đương và thiết kế của nó khiến việc nâng cấp trở thành một thách thức. Việc cắm thêm các phụ kiện với dây cáp phá hỏng toàn bộ vẻ mảnh mai của máy trong khi lớp sơn acrylic rõ ràng thường bị hư hại và xuất hiện các vết nứt. Được phát hành vào năm 2000, G4 Cube phải dừng sản xuất trong cùng năm do doanh số tệ hại.

Xem thêm

Thu Phương