|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

6 mẹo giúp bạn trò chuyện về tiền bạc cởi mở hơn với bạn đời

13:00 | 17/02/2019
Chia sẻ
Nếu bạn muốn những cuộc trò chuyện về tiền bạc với bạn đời không còn e ngại, hãy thực hiện 6 mẹo này để cả hai được cởi mở và hiểu nhau hơn.
6 meo giup ban tro chuyen ve tien bac coi mo hon voi ban doi 7 hội chứng tâm lí nguy hiểm liên quan đến tiền bạc có thể bạn chưa biết
6 meo giup ban tro chuyen ve tien bac coi mo hon voi ban doi 5 sai lầm tiền bạc người độc thân dễ mắc phải

Theo The Balance, trò chuyện với người bạn đời của mình về tiền bạc có thể không đứng đầu trong danh sách việc cần làm nhưng trên thực tế, lại rất quan trọng đối với cuộc sống hôn nhân gia đình. Không cởi mở chia sẻ về tình hình tài chính có thể dẫn đến mâu thuẫn, ngân sách cạn kiệt hoặc tài khoản tiết kiệm ngày càng hao mòn.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Jeffery Dew tại Đại học Utah, Mỹ, các cặp vợ chồng tranh cãi về tiền bạc nhiều hơn một lần một tuần có khả năng ly hôn cao hơn 30% so với các cặp đôi không như vậy. Đó là lí do tại sao bạn cần học cách nói chuyện với đối tác của mình một cách bình tĩnh về tương lai tài chính chung của cả hai. Dưới đây là một số cách để bắt đầu cũng như khiến cuộc thảo luận được diễn ra suôn sẻ.

6 meo giup ban tro chuyen ve tien bac coi mo hon voi ban doi
Nguồn: Balance

Đặt lịch “hẹn hò” về tiền bạc

Tiền bạc là một vấn đề nghiêm trọng nhưng không phải quá khó khăn. Bạn và người bạn đời cần xác định thời gian cụ thể để cùng thảo luận về các vấn đề tài chính như ngân sách, tiết kiệm và kế hoạch nghỉ hưu.

Hãy dành tất cả sự chú ý của bạn cho buổi “hẹn hò” này bằng việc cùng nhau chọn một khoảng thời gian không ai bị phân tâm bởi điện thoại hay con nhỏ. Địa điểm có thể là một quán cà phê yên tĩnh với Wi-fi miễn phí để có thể sử dụng máy tính, tablet hoặc điện thoại để tập trung vào tương lai tài chính gia đình. Các cuộc gặp này nên diễn ra đều đặn mỗi tháng để đảm bảo cả hai bạn đều đạt được mục tiêu của mình.

Viết thư

Tìm hiểu các mục tiêu tài chính của nhau bằng cách viết một lá thư phác thảo các kế hoạch tiền bạc của mỗi người là ý tưởng hay. Trong thư, hãy viết về về quá khứ tài chính như cách gia đình bạn xử lý tiền, bạn nghĩ họ đã đúng hay sai…

Điều này cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về "tư duy tiền bạc" của người kia. Ngoài ra, hãy thảo luận về việc ai nên có quyền kiểm soát tiền và việc hai bạn nên có một tài khoản ngân hàng chung hoặc duy nhất. Thêm một chút dễ chịu và hi vọng cho bức thư bằng cách mô tả các mục tiêu trong tương lai, những thành tựu hai bạn có thể đạt được cùng nhau.

Đặt câu hỏi

Trong những buổi “hẹn hò” về tiền bạc, hãy đặt câu hỏi cho bạn đời của mình về việc họ có cảm thấy hạnh phúc khi thuê nhà không hay muốn mua một ngôi nhà trong tương lai? Hai người sẽ làm gì khi nghỉ hưu để duy trì thu nhập? Khi nào hai người sẽ nghỉ hưu? Học phí cho các con sẽ được chi trả như thế nào? Hãy nhớ rằng không có khái niệm đúng hay sai ở đây mà chính là ý tưởng cũng như thái độ của mỗi người.

Hãy bắt đầu bằng "Chúng ta"

Tạo một ngân sách thực tế dựa trên tương lai mà cả hai bạn mong muốn bằng cách viết kế hoạch hoặc trò chuyện với cụm từ “chúng ta” thay vì “anh” hay “em”. Hôn nhân là một quan hệ đối tác qua lại, không phải là một chế độ độc tài. Nếu bạn là người chi tiêu phóng khoáng và người kia là người tiết kiệm, hãy đồng cảm với nhau. Việc trách cứ, chỉ trích thói quen của nhau chỉ dẫn tới tranh cãi thay vì đưa 2 người tới gốc rễ vấn đề..

Hãy suy nghĩ chi tiết để tìm nguyên nhân tại sao một trong hai bạn là người tiết kiệm và người kia là người chi tiêu. Viết thư có thể là một cách nhưng nếu không, bạn cần tìm ra động cơ cho các hành vi tài chính của mình.

Lắng nghe

Nếu đối tác của bạn cảm thấy không thoải mái khi tiết kiệm 4-5 triệu đồng/ tháng, hãy hỏi họ tại sao. Có phải vì người ấy muốn sử dụng số tiền đó để trả nợ hoặc chi tiêu nhiều hơn cho nhu cầu gia đình? Vì họ muốn ăn ngoài nhiều hơn và ở nhà ít hơn? Lắng nghe những gì đối tác của bạn nói và tìm hiểu để có một sự thỏa hiệp hợp lý. Một lần nữa, cả hai đối tác phải hiểu rằng hai người đang ở cùng một phía thay vì đang đối đầu nhau.

Giải quyết thay vì trách cứ những sai lầm

Người bạn đời của bạn có thể đã chi tiêu quá mức ngân sách của họ. Đừng đổ lỗi khi điều này xảy ra. Thay vào đó, hãy tìm cách ngăn chặn nó xảy ra lần nữa. Ví dụ, vợ/ chồng của bạn bội chi vì sửa chữa ô tô tốn kém hơn dự kiến thì hãy thêm nhiều tiền hơn vào "quỹ sửa chữa" để ngăn ngừa các vấn đề hỏng hóc nghiêm trọng hơn trong tương lai. Tranh cãi với đối tác của bạn mà không hiểu nguyên nhân hay có cái nhìn phiến diện chỉ dẫn đến tổn thương và đổ vỡ cho mối quan hệ mà thôi.

Xem thêm

Thu Phương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.