|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

6 lời thề tài chính các cặp đôi nên thực hiện trước khi kết hôn

07:54 | 22/02/2019
Chia sẻ
Trước khi kết hôn, việc cùng cam kết thực hiện những mục tiêu tài chính là điều các cặp đôi rất nên thực hiện để có cuộc sống gia đình bền vững, hạnh phúc.
6 loi the tai chinh moi cap doi nen thuc hien truoc khi ket hon Người Mỹ ngày càng 'chịu chơi' vào dịp lễ Valentine 2019
6 loi the tai chinh moi cap doi nen thuc hien truoc khi ket hon Chớ vội kết hôn trong năm 2019 nếu bạn đang mắc phải 6 sai lầm tài chính này

Dù bạn đã sẵn sàng để đồng ý kết hôn hay chưa thì giải quyết vấn đề tài chính của một gia đình mới sẽ luôn rất khác so với cuộc sống độc thân, thậm chí khác hơn nhiều so với bạn tưởng tượng.

Việc thảo luận về ngân sách và mục tiêu tiết kiệm có vẻ không lãng mạn nhưng lại là những cuộc trò chuyện quan trọng, cần thiết phải thực hiện thường xuyên bởi tất cả mọi cặp đôi đều hi vọng cùng nhau xây dựng khối tài sản chung và nâng cao chất lượng sống, đồng thời, tránh những cạm bẫy tài chính có thể gặp phải. Để có được thành quả ấy cùng nhau, hãy xem xét thực hiện (hoặc cam kết) 6 điều này trước khi kết hôn:

6 loi the tai chinh moi cap doi nen thuc hien truoc khi ket hon
Nguồn: Forbes

1. Chúng tôi sẽ coi việc tiết kiệm và lập kế hoạch nghỉ hưu là một ưu tiên chung.

Dù lương hưu về bản chất là một loại tài khoản tiết kiệm cá nhân nhưng tầm nhìn chung vẫn quan trọng không kém.

Bạn nên lập kế hoạch cho các mục tiêu tiết kiệm chung và quyết định ai chịu trách nhiệm chính dựa trên các tài khoản hưu trí có sẵn. Ví dụ, nếu chỉ có một người kiếm tiền chính hoặc chỉ có một người có quyền sử dụng tài khoản tiết kiệm chung thì vai trò tiết kiệm có thể chủ yếu thuộc về một người. Ngoài ra hãy cùng thống kê những khoản hai người cùng đóng góp chung cho tài khoản tiết kiệm.

2. Chúng tôi nhất trí về các mục tiêu tài chính cũng như cách đạt được chúng.

Chìa khóa ở đây là cách hai bạn sẽ làm việc cùng nhau. Dù bạn không bị ràng buộc về mặt pháp lý để giúp vợ hoặc chồng trả khoản nợ riêng, thì bạn có thể hỗ trợ người ấy bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc một số thói quen mua sắm khác. Đặt mục tiêu về thời gian hoàn tất việc trả nợ sẽ giúp hai người cùng nhau tập trung vào phát triển tài sản cá nhân.

3. Chúng tôi sẽ không giữ bí mật về tiền bạc.

Các bạn có thể chia sẻ cởi mở với nhau về thói quen chi tiêu, điểm tín dụng và bất kỳ khoản nợ nào trước khi bắt đầu mối quan hệ vợ chồng. Ví dụ, bạn có giữ một ngân sách riêng để mua sắm không? Bạn đang có một khoản nợ lớn? Bạn từng phá sản hoặc mắc phải sai lầm tài chính khác trong quá khứ? Hiểu về tình hình tài chính và thói quen tiền bạc của nhau có thể giúp bạn lập kế hoạch tài chính gia đình tốt hơn.

4. Chúng tôi sẽ tôn trọng của anh, của em và của chúng ta.

Một số cặp vợ chồng hợp nhất tài khoản ngân hàng trong khi những người khác có thể muốn giữ mọi thứ độc lập. Hãy chọn phương án phù hợp với tình huống của bạn. Việc sử dụng một tài khoản chung duy nhất có thể giúp quản lý tài chính hàng ngày dễ dàng hơn trong khi tách biệt các tài khoản sẽ cho bạn sự tự do tài chính nhất định. Bất kể hệ thống bạn chọn là gì, bạn vẫn cần có các quyết định chung cũng như các mục tiêu chung.

5. Chúng tôi sẽ cùng nhau chăm sóc tài chính gia đình với kế hoạch an toàn và dự phòng, bao gồm:

  • Dự trữ khẩn cấp: Dành đủ tiền để trang trải 3-6 tháng chi phí sẽ giúp bạn vượt qua các cú sốc tài chính như một khoản chi phí lớn hoặc thất nghiệp mà không phải sử dụng thẻ tín dụng hoặc sổ tiết kiệm.
  • Bảo hiểm: Có bảo hiểm cơ bản tại chỗ như bảo hiểm nhân thọ, thương tật và y tế.
  • Một thỏa thuận tiền hôn nhân trước đây có thể chỉ dành cho người giàu nhưng giờ đây, nó đặc biệt quan trọng nếu một trong hai bạn có công việc kinh doanh riêng, có tài sản lớn cần bảo vệ hoặc đang bước vào một cuộc hôn nhân thứ hai và tương lai của các con phải được đảm bảo.
  • Quy hoạch bất động sản. Kế hoạch bất động sản không chỉ dành cho người giàu. Đối với người mới bắt đầu, hãy đảm bảo bạn đã chọn người thụ hưởng trên tài khoản hoặc các tài liệu cơ bản như di chúc, giấy ủy quyền và chỉ thị chăm sóc tuổi già.

6. Dù giàu hơn hay nghèo hơn, chúng ta sẽ luôn lắng nghe nhau.

Các hộ gia đình có xu hướng chia rẽ và độc đoán khi chỉ có một người thực hiện chăm sóc tài chính hàng ngày trong khi người kia xử lý các khoản đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng cần phải nắm được toàn bộ bức tranh về tài chính của gia đình nếu có chuyện gì xảy ra với một trong hai người hay sự đổ vỡ của hôn nhân. Lập một bảng tóm tắt tất cả các tài khoản tài chính, chính sách bảo hiểm với thông tin thích hợp và hướng dẫn về cách sử dụng sẽ rất thiết thực.

Xem thêm

Thu Phương/ Theo Forbes