|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

6 điểm yếu cố hữu trong việc tiếp cận của các doanh nghiệp SME

19:30 | 10/10/2017
Chia sẻ
Theo đánh giá của IMF thì thời gian hoạt động ngắn, rủi ro đầu tư dự án cao và nhiều rào cản trong quá trình thu nợ là những lý do chính cản trở việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung.
6 diem yeu co huu trong viec tiep can cua cac doanh nghiep sme
Sáu điểm yếu cố hữu trong việc tiếp cận của các doanh nghiệp SME (Ảnh minh hoạ)

Theo nghiên cứu của Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ tiếp cận tín dụng chính thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ở các nước thường rất thấp, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp SME ở các nước này chỉ chiếm dưới 20% tổng dư nợ cho vay, tại các nước như Trung Âu và Đông Âu và các nước Trung Đông và Bắc Phi tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 8%. Trong khi đó, Khu vực Châu Á và Mỹ La Tinh đạt xấp xỉ 20%.

Như vậy mặc dù các doanh nghiệp SME đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp này luôn gặp khó khăn do các điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp này. Theo đánh giá của IMF trong năm 2014, 2015 thì các doanh nghiệp SME có 6 điểm yếu cố hữu trong việc tiếp cận tín dụng.

SME phần lớn là doanh nghiệp trẻ chưa có đủ lòng tin của ngân hàng

Vấn đề lớn nhất đối với doanh nghiệp SME khi tiếp cận tín dụng với hệ thống ngân hàng là doanh nghiệp trẻ, chưa đủ thời gian để xây dựng lòng tin với ngân hàng. Các ngân hàng thường chưa có đủ các kinh nghiệm và thông tin cần thiết để giao dịch thành công với những doanh nghiệp này.

Tỷ lệ "sống sót" của doanh nghiệp trẻ thường rất thấp, tạo ra rủi ro quá lớn cho ngân hàng. Thêm vào đó các SME đang trong quá trình hoàn thiện nên thường yếu kém trong tổ chức hoạt động kinh doanh, quản lý và marketing. Do vậy, họ thường không đủ các nhân viên kế toán có trình độ và không áp dụng đúng và đầy đủ các chuẩn mực kế toán làm cho các hồ sơ thiếu minh bạch. Điều đó dẫn đến các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc lấy thông tin chính xác từ các bản tổng kết kế toán.

Dự án của SME không đủ tính thuyết phục về khả năng sinh lời

Để có thể tiếp cận vốn, đòi hỏi doanh nghiệp cần lập các dự án chi tiết, thuyết phục ngân hàng về tính khả thi, khả năng sinh lời và hoàn vốn của dự án. Các SME thường không đủ khả năng để lập các dự án chi tiết đủ để thuyết phục được ngân hàng, điều này đôi khi được các doanh nghiệp cho rằng các thủ tục của ngân hàng phức tạp. Hơn nữa, các khoản vay thường nhỏ nên chi phí quản lý trên một đồng vốn vay là cao.

Nhiều giao dịch, khoản chi phí của SME không dược ghi chép đúng mực, không chứng minh được nguồn gốc. Do đó khi tiếp cận các nguồn tài chính chính thức họ thường khó chứng minh và thuyết phục người cho vay về khả năng sinh lời.

Rủi ro cao từ tài sản bảo đảm và sử dụng vốn

Rủi ro của SME thường cao hơn với doanh nghiệp lớn. Do thời gian tồn tại còn ngắn nên tín nhiệm của SME thường thấp, do đó khi tiếp cận tín dụng đều phải có thế chấp hoặc bảo lãnh. Các SME thường bé và hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sở hữu nhiều lao động lại thường không có đủ tài sản thế chấp. Điều này cũng là trở ngại lớn trong việc tiếp cận vốn.

Vì những lý do trên nên chi chí quản lý các khoản vay SME thường cao hơn, dẫn đến mức lãi suất cũng thường cao hơn. Nhưng lãi suất cao lại dễ gây sức ép cho SME đầu tư vào những dự án nhiều rủi ro, điều này làm cho các khoản vay của SME lại càng thêm rủi ro.

So với doanh nghiệp lớn thì SME có ít lựa chọn trong việc tiếp cận nguồn vốn, do đó tỷ lệ đòn bẩy thường cao hơn, dẫn đến rủi ro các khoản vay càng cao hơn.

Rủi ro đạo đức cao

Do hệ thống thông tin của SME thường không đủ, họ thường có rủi ro đạo đức lớn hơn các doanh nghiệp lớn. Tức là các khoản vay của các SME cũng có xác suất sai mục đích cam kết cao hơn. Đây là một yếu tố khiến ngân hàng e ngại trong việc cho các SME vay tiền.

Nhiều rào cản trong quá trình thu nợ

Bên cạnh những rủi ro trên, khi các SME rơi vào tình trạng mất thanh khoản thì ngân hàng cũng gặp nhiều rào cản để có thể thu hồi các khoản nợ. Báo cáo của IMF cho thấy việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này khó hơn và đắt đỏ hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Việc áp dụng các chế tài như tước bỏ tài sản của các SME thu nhập thấp thường gặp phải những sức ép về mặt xã hội và chính trị. Có nghĩa là khi nhà nước cố gắng bảo vệ các SME thì điều này lại làm cho ngân hàng ngần ngại cho các SME vay.

Theo nghiên cứu của IMF tại nhiều nước EU, thủ tục để thu hồi các khoản vay đặc biệt là đối với SME là dài và tốn kém và thiếu hiệu quả, quá trình thanh lý tài sản bảo đảm phức tạp, kéo dài làm giảm giá trị tài sản,... Mặt khác, các món vay thường không lớn, do đó chi phí để thu hồi thường vượt quá giá trị khoản vay.

Đối với các nước đang chuyển đổi thì sự phá sản của doanh nghiệp lớn sẽ gây ra tác động bất lợi về chính trị và xã hội lớn hơn rất nhiều so với sự phá sản của một doanh nghiệp nhỏ. Do đó các ngân hàng thường kỳ vọng nhà nước sẽ giải cứu doanh nghiệp lớn hơn là doanh nghiệp nhỏ.

Ở châu Á, mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng là cao nhưng trên thực tế, nhiều SME cũng không có nhu cầu tiếp cận tín dụng. Một nghiên cứu mới đây của Đại học UNU-WIDER về môi trường kinh doanh của Việt Nam (2016), có 54% trong 2.500 doanh nghiệp cho rằng họ không có nhu cầu vay vốn. Trong 75% doanh nghiệp không vay vốn thì chỉ khoảng 7% cho rằng vì thủ tục vay nợ khó khăn, phần lớn là không có nhu cầu và không muốn phát sinh nợ nần.

6 diem yeu co huu trong viec tiep can cua cac doanh nghiep sme Nút thắt nào đang cản trở DN tư nhân tiếp cận vốn ngân hàng?

Mặc dù Chính phủ, NHNN và các TCTD cũng đã có nhiều biện pháp tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp cận được ...

Diệp Bình

SHS: VN-Index có thể điều chỉnh mạnh từ 15 - 20% trước khi tăng trưởng ổn định trở lại
Theo các nhà phân tích của Chứng khoán SHS, năm 2025 giá cổ phiếu cơ bản tốt đang ở nền giá cao trong khi các nhóm cổ phiếu khác lại kinh doanh suy yếu tạo khó khăn trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư có định giá tốt với cổ phiếu cơ bản.